Bai cua ng anh

Chia sẻ bởi Nguyễn Nguyệt Anh | Ngày 12/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: bai cua ng anh thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

A lô, a lô…
Xin mời các bạn đến với chương trình phát thanh măng non số 1 tháng 2 của liên đội THCS Trung sơn.
Để bắt đầu chương trình phát thanh hôm nay ban biên tập chúng tôi xin gửi tặng các bạn một bài hát xin mời các bạn cùng lắng nghe và đoán xem đó là bài hát gì nhé!
( Bài hát Làng Quan họ quê tôi)
Các bạn thân mến, những giai điệu ngọt ngào và ca từ đằm thắm của bài hát “Làng quan họ quê tôi” đã nói lên chủ đề của buổi phát thanh hôm nay. Buổi phát thanh của chúng tôi ngày hôm nay có chủ đề “Tự hào quan họ quê em”:
Tự hào sao! Khi ta được sinh ra và lớn lên trên quê hương Kinh Bắc nghìn năm văn hiến có hai con sông lịch sử: “ Sông Cầu nước chảy lơ thơ” và “ Sông Thương bên lở bên bồi” cùng với những câu dân ca quan họ mượn mà đằm thắm.Những câu dân ca ấy đã như những dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn của những người con quê hương Kinh Bắc từ thuở nằm nôi, đã hun đúc nên tâm hồn, cốt cách của người dân Kinh Bắc để rồi khi đi xa lại nhớ về quê hương, nhớ những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên dòng sông cầu thơ mộng.
Đất nước vào xuân cũng là lúc quê hương ta đang bước vào mùa hát hội. những người con của quê hương Kinh Bắc lại hồi hộp đón chờ ngày hội để họ lại được thức thâu đêm suốt sáng, được nghe, được hát và thi hát dân ca Quan họ, qua đó họ học thêm được ở nhau những câu ca, những làn điệu mới. Họ tìm được ở nhau sự đồng cảm qua ánh mắt nụ cười.
Bởi thế “Làng quan họ quê tôi, những chiều bao thương nhớ” là hình ảnh những liền anh, liền chị Quan họ vào ngày hội tháng giêng đầy ắp những cảm xúc, nỗi niềm. Những cô gái Quan họ duyên dáng trong tà áo tứ thân với chiếc yếm thắm và dải thắt lưng hoa đào, nụ cười e thẹn trong vành nón quai thao khi hát đối với các liền anh, mang đậm nét duyên thầm của người con gái Việt Nam.
Tiếng nói của người Quan họ tuy mềm mại, khéo léo, tinh thế, nhiều khi bóng bẩy, lững lờ... nhưng không gợn lên những ẩn ý dối trá, lừa lọc mà đậm đà tình người, sự tôn trọng giữa người và người luôn hướng tới sự giàu đẹp, của ngôn ngữ. Vì vậy, người Quan họ không thích, không chấp nhận sự thô kệch, vụng về trong ngôn ngữ. Cho nên, khi các em bé được các anh nhớn, chi nhớn Quan họ rủ bọn để luyện ca hát thì cũng hướng dẫn các em "học ăn, học nói, học gói, học mở" để sau này giao tiếp trong Quan họ.
Người Quan họ cũng rất coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi việc cử chỉ giao tiếp:Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi giầu (trầu) mời bạn, nâng chén nước, chén rượu, đến dáng đi, dáng đứng, thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi chuyện trò cùng bạn.v.v...
Nếu quan họ nhỡ một lời, hay làm vụng một việc thì lòng riêng cứ băn khoăn mãi. Chất Quan họ nhã nhặn, bình dị người quan họ say mê những câu hát Quan họ như say trầu, say thuốc. Người Quan họ say nhau ở giọng hát, ở những điệu giã bạn mà chẳng muốn rời xa:
Ruột tằm chín khúc quặn đau
Lòng này ai tỏ cho nhau hỡi lòng?
Bước đi mỗi bước một dừng
Đường về Quan họ trông trừng còn xa.
Những lời ca Quan họ làm thổn thức trái tim bao người nghe. Đó cũng là đặc sản tinh thần của miền quê Kinh Bắc và đến lúc phải về, phải chia tay với Quan họ thì thật khó bởi những lời ca giã bạn bao giờ cũng níu chân người ta ở lại.
(Bài hát: Người ơi người ở đừng về.)
Các bạn ạ, với sức hấp dẫn mạnh mẽ, tiêu biểu cho văn hóa dân gian. Dân ca Quan họ là một tài sản vô giá của dân tộc và ngày 30-9-2009 Quan họ đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, là đại diện thứ 3 của Việt Nam được tổ chức UNESCO xét công nhận.
Đó là niềm vinh dự, tự hào không những của cộng đồng dân cư vùng Kinh Bắc và còn là của đồng bào cả nước. Việc bảo tồn và phát huy di sản này không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa, của chính quyền địa phương mà việc nuôi dưỡng, chân trọng gìn giữ tài sản tinh thần vô giá này là trách nhiệm của cả quốc gia và toàn nhân loại.
Chúng ta hãy có những việc làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nguyệt Anh
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)