BAI CHUẨN KIẾN THỨC SINH HOC
Chia sẻ bởi Quoc Ki Cung |
Ngày 04/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: BAI CHUẨN KIẾN THỨC SINH HOC thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ LỚP
BỒI DƯỠNG MÔN SINH HỌC BẬC THCS
Tháng 3/2010
I.Học tích cực là gì?
Học tích cực xảy ra khi học sinh được trao cơ hội thực hiện các tương tác với các đề tài chính trong khóa học, được động viên để hình thành tri thức hơn là việc nhận tri thức từ giới thiệu của giáo viên.
Trong một môi trường học tập tích cực, giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chứ không phải là người đọc chính tả cho học sinh chép.
II. Tại sao phải học tích cực?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng học tích cực là một kỹ thuật giảng dạy đặc biệt có hiệu quả. Bất kể nội dung học nào, khi học tích cực được so sánh với phương pháp học truyền thống (như thuyết trình chẳng hạn), học sinh học
được nhiều tri thức hơn, lưu giữ thông tin lâu hơn và học tập mang tính tập thể hơn. Học tích cực cho phép học sinh học với sự giúp đỡ của giáo viên hoặc những học sinh khác trong lớp nhiều hơn, thay vì phải học một mình.
III. Ứng dụng học tích cực vào lớp học như thế nào
Sử dụng kỹ thuật học tích cực trong lớp học có thể gây ra một số khó khăn cho giáo viên và những học sinh chưa quen với cách học này. Giáo viên cần đưa ra một số quy tắc trong lớp học khi trở thành người tạo điều kiện học tập và học sinh cần tăng cường vai trò của mình không chỉ ở việc học cái gì, mà còn học như thế nào. Ứng dụng học tích cực trong lớp học đòi hỏi học sinh phải làm việc. Có thể sử dụng những kỹ thuật sau để tạo cơ hội cho học sinh trong lớp của bạn tham gia tích cực vào việc học:
1. Chia lớp thành từng cặp học sinh. Cho các cặp này suy nghĩ về một chủ đề và thảo luận với bạn trong cặp này rồi chia sẻ kết quả với phần còn lại của lớp.
2. Cho học sinh ghi các kết quả tổng hợp ra giấy, cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.
2. Cho học sinh ghi các kết quả tổng hợp ra giấy, cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.
3. Đưa ra các hoạt động dựa trên các phiếu học tập để học sinh tìm hiểu và thảo luận. Chẳng hạn bạn đưa ra một câu hỏi và cho các nhóm học sinh có thời gian viết câu trả lời của nhóm. Cũng có thể cho phép học sinh tự viết về chủ đề mà giáo viên đưa ra một cách tự do.
4. Bắt buộc học sinh phải suy nghĩ cũng là một kỹ thuật đơn giản để đưa cả lớp vào cuộc thảo luận. Chẳng hạn, bạn giới thiệu một chủ đề hoặc một vấn đề rồi hỏi học sinh, sau đó ghi các câu trả lời lên bảng.
5. Các trò chơi liên quan đến chủ đề học cũng có thể dễ dàng đưa vào giờ học để nâng cao tích tích cực và lôi cuốn học sinh tham gia. Trò chơi có thể yêu cầu sự thích ứng, bí mật, thảo luận nhóm, giải quyết bài toán đố...
6. Những cuộc tranh luận trong lớp có thể là biện pháp hiệu quả để động viên học sinh suy nghĩ về những khía cạnh của vấn đề.
7. Làm việc theo nhóm cho phép học sinh được nói, chia sẻ quan điểm và phát triển kỹ năng làm việc với người khác. Nhóm làm việc hợp tác đòi hỏi tất cả thành viên phải làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Chia lớp thành nhiều nhóm từ 4-5 học sinh, đưa mỗi nhóm một vấn đề để đọc, một số câu hỏi để thảo luận và thông tin tới các nhóm khác.
8. Nghiên cứu các tình huống thực tế để đưa vào các cuộc thảo luận trong lớp học để học sinh vận dụng giải quyết.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TÍCH CỰC
TRÒ CHƠI TRUYỀN TIN
Khởi động: Trò chơi “Truyền tin”
Cách chơi:
Chia học viên thành hai đội có số lượng như nhau. Các đội đứng thành hàng dọc và cách đều người điều khiển. Khi có lệnh chơi, người đứng đầu hàng của đội lên nhận tin của người điều khiển về nói thầm vào tai cho người thứ hai, người thứ hai nói cho người thứ ba, cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng lên nói với quản trò (hoặc ghi lên bảng) tin mà mình nghe được.
Đội nào báo tin nhanh và chính xác được cộng 1 điểm, đội chậm hơn không cộng điểm. Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc.
Khởi động : Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
Cách chơi : HS đứng thành vòng tròn, tay trái xoè ra, ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay của bạn đúng phía bên phải mình. Khi người điều khiển hô “Chanh”, tất cả đứng yên và hô “Chua”. Còn khi người điều khiển hô “Cua”, thì tất cả phải hô “cắp” và tay trái nắm ngay lại đồng thời rút nhanh ngón tay trỏ ra khỏi bàn tay của người bên cạnh. Ai chậm sẽ bị “cua cắp”.
Bình luận : Để khỏi bị cua cắp cần phải làm gì ?
Khởi động: Trò chơi “Nếu ....... thì”
GV chia lớp thành 2 đội, có số lượng thành viên bằng nhau, một đội mang tên “Nếu” và một đội mang tên “Thì”, tiếp theo GV phát cho mỗi thành viên của đội “Nếu” 1 tấm thẻ màu xanh và phát cho mỗi thành viên của đội “Thì” 1 tấm thẻ màu vàng. Yêu cầu từng người sẽ viết 1 mệnh đề vào chiếc thẻ đó, lưu ý rằng người ở đội “Nếu” chỉ được viết mệnh đề bắt đầu bằng chữ “Nếu ....” và người ở đội “Thì” chỉ được viết mệnh đề bắt đầu bằng chữ “Thì, ...”. Nội dung của các mệnh đề là vấn đề chuẩn kiến
thức, chuẩn kĩ năng và các vấn đề khác có liên quan đến việc này như sách giáo khoa, chương trình, phương pháp dạy, cách học,...
Sau khi học sinh ghi xong các mệnh đề, GV thu các thẻ đã viết của đội “Nếu” phát cho đội “Thì” và ngược lại sau đó lần lượt mời từng cặp, một người ở đội “Nếu” và một người ở đội “Thì” lên bảng đọc to 2 mệnh đề đã viết trong thẻ thành 1 câu, dán câu đó lên bảng theo mẫu sau:
Nếu Thì
Khi các mệnh đề đã được đọc và dán hết lên bảng, GV yêu cầu cả lớp xem xét các câu để ghép lại cho có nghĩa hơn.
Cuối cùng GV nhấn mạnh rằng việc tìm hiểu chuẩn KT – KN môn học sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như chúng ta đã liệt kê trên đây. Vậy xử trí việc đó như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề này.
Khởi động: Trò chơi "Phóng viên"
Tổ chức: Chơi theo nhóm (mỗi nhóm gồm 5-7 thành viên).
Cách tiến hành: Mỗi nhóm có 1 HV xung phong làm "phóng viên" để phỏng vấn các HV trong nhóm mình về cách sử dụng tài liệu. Một HV làm thư ký ghi lại ý chính. thu được trong quá trình phỏng vấn. Sau đó,
đổi lại, một người được phỏng vấn lại là "phóng viên", một người ghi chép để phỏng vấn lại đảm bảo ai cũng trả lời câu hỏi phỏng vấn. Các HV tham gia chơi có thể đặt thêm các câu hỏi khác.
Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu đại diện các nhóm tóm tắt lại kế quả thu được của trò chơi "Phóng viên" và bình luận: Qua trò chơi các bạn rút ra được điều gì?
Khởi động: Trò chơi “Kết thân”
GV yêu cầu cả lớp đứng thành vòng tròn và phổ biến luật chơi. Khi GV hô “Kết thân, kết thân” cả lớp hỏi lại “Kết mấy, kết mấy”. GV hô “Kết ba, kết ba” hoặc “Kết một nam hai nữ” hoặc “Kết 4 người 3 nữ”,... ngay lập tức học viên trong lớp phải kết thành các nhóm có đúng số lượng, đặc điểm mà GV đã hô. Nếu học viên nào không tìm được nhóm theo yêu cầu của GV là thua cuộc và bước ra khỏi vòng tròn. GV hô và trò chơi tiếp tục.
Trước khi chơi lượt chơi cuối cùng, GV cần phải dự kiến xem sẽ chia lớp thành mấy nhóm thì sẽ hô “kết .........” theo số người cần có trong một nhóm. (Ví dụ lớp có 42 HV và cần chia thành 6 nhóm, GV sẽ hô “kết bảy, kết bảy” để lớp tạo thành 6 nhóm)
Khởi động: Trò chơi “Làm quen – nhớ tên”
GV chia lớp thành 4 đội, cử 2 trọng tài theo dõi. Các đội lần lượt thay phiên nhau lên bảng đứng một hàng theo trình tự tên HV. Luật chơi: đứng theo vần a, b, c. Nếu HV phạm luật sẽ hát hoặc kể chuyện hoặc làm một hành động nào đó. Lưu ý: có thể thay đổi luật cho các đội như đứng theo trình tự năm sinh, năm công tác, hay theo 12 con giáp,… để tạo không khí vui nhộn.
Các phương pháp học tích cực
a/ Học bất kỳ lúc nào: Lúc đang giờ thầy dạy, đang thời gian ôn thi, học là đương nhiên. Người tích cực học cả lúc giao tiếp, lúc dạo chơi, lúc ngắm trời… Đó là những lúc được học những bài học không tên, vô cùng tự nhiên và dễ dàng thấm thía.
b/ Học bất kỳ nơi nào: tại lớp, tại nhà, trên Internet, chưa đủ và bị chật hẹp bởi nhiều không gian “ảo”. Cần mở rộng không gian thật qua những chốn thiên nhiên và xã hội , như học ở ngoài trời, học trong công xưởng, chỗ bán hàng, nơi triển lãm…
c/ Học bất kỳ người nào: Không chỉ học ở người thầy chính diện, còn học ở “người thầy” phản diện. Học ở bạn thân và cả người mình không thích, để rút tỉa kinh nghiệm sống. Học ở người thành công, cũng học ở người thất bại, để nghiệm ra nguyên nhân bất thành.
d/ Học bất kỳ nguồn nào: Không chỉ trong sách vở, trên màn hình, còn có rất nhiều nguồn phong phú và bổ ích không kém. Đó là những kênh thông tin từ báo chí, từ du khảo, từ giao lưu… Ngay cả những lúc giao thông trên đường hoặc tịnh tâm nơi thanh vắng cũng giúp ta mở mang trí tuệ.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quoc Ki Cung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)