Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ)

Chia sẻ bởi Đỗ Vân Anh | Ngày 07/05/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngữ
văn 7
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm
“Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Lý Bạch (701 - 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.
Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thi ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Tiên thơ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân. Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên.
Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Hơn ngàn bài thơ của ông được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh tập của Ân Phan, và hơn 43 bài của ông được ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ được biên bởi Tôn Thù. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông.
Đường Văn Tông ngự phong tán dương thi ca của Lý Bạch, kiếm vũ của Bùi Mân, thảo thư của Trương Húc, gọi là Tam Tuyệt.
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường
- Được mệnh danh là “tiên thơ”.
- Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh thơ tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ điêu luyện.
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
I. Đọc - Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
I. Đọc - Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
a. Đề tài: viết về thiên nhiên
b. Đọc - Tìm hiểu chú thích
Phiên âm
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
Dịch thơ
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
1. Nội dung
- Miêu tả sinh động vẻ đẹp của thác nước từ đỉnh núi Hương Lô
- Tình yêu thiên nhiên và tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
2. Nghệ thuật
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, nói quá
Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm “Xa ngắm thác núi Lư”
(Vọng Lư sơn bộc bố) - Lí Bạch
III. Ghi nhớ
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
Dặn dò
- Ôn tập lại kiến thức văn bản “Xa ngắm thác núi Lư”
+ Học thuộc bài thơ
+ Phân tích tác phẩm
- Soạn bài Từ đồng nghĩa và Cách lập ý của bài văn biểu cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)