Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 28/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

A. Xa ngắm
thác núi lư
Lí bạch ( 701 -762)
Cô giáo Đinh Thu Hà
Lí Bạch (tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên Cư sĩ)
Sống tại:         Tứ Xuyên, Trung Quốc
Sinh tại:          Thành Kỷ, Lũng Tây (nay là Cam Túc) Trung Quốc
Sinh năm:       Tháng 5 - 701
Năm mất:       762
Gia đình:         Con một thương nhân 
Lư Sơn hay còn gọi là Lô Sơn là một dãy núi nằm ở phía nam thành phố Cửu Giang tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, gần hồ Bà Dương. Lư Sơn có 99 ngọn núi, trong đó đỉnh cao nhất là Dahanyang với độ cao 1474 m trên mực nước biển. Núi này là một điểm du lịch quan trọng của Trung Quốc.
Đây là nơi được du khách nội địa Trung Quốc ưa thích. Tại đây, trên vách núi có thể nhìn thấy những sự dịch chuyển vỉa rất đặc biệt từ kỷ Băng hà. Phong cảnh vùng này rất đẹp với các đỉnh núi, thung lũng, hẻm núi, khe núi, kiến tạo đá, hang động, và thác nước. Khu vực này cũng có một số đền thờ Đạo giáo, chùa Phật giáo, cũng như nhiều di tích Khổng giáo.
Năm 1982, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn Lư Sơn là khu danh lam thắng cảnh trọng điểm của quốc gia. Năm 1996, Công viên Quốc gia Lư Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Mùa thu, rất đông đảo khách du lịch trên thế giới đã đến Trung Quốc thưởng ngoạn tượng Phật cao nhất thế giới Leshan (Lư Sơn - Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ngôi tượng Phật này được chạm đẽo vào một mảng núi ở tỉnh Tứ Xuyên, là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1996.
望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川;
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,
Dao khán bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
1. Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thơ thứ 2 xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đó có lợi thế gì trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
2. Câu thứ nhất tả cái gì và tả nhu th? n�o? Câu này có vị trí nhu th? n�o trong toàn bài thơ?
3. Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lý Bạch phát hiện và miêu tả trong 3 câu thơ tiếp theo?
4. Câu 2 tác giả miêu tả vẻ đẹp của thác nước nhu th? n�o?
+So sánh bản dịch và nguyên văn của bài thơ?
+Câu thơ thứ 3 cho ta biết điều gì?
5. Từ ngữ nào đáng chú ý trong câu 4. Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ ngữ này? Em hiểu dải Ngân Hà là gì? Câu 4 sử dụng nghệ thuật gì?
6.Hình dung thác núi Lư qua sự miêu tả của tác giả?
-Khi miêu tả thác núi Lư, nhà thơ có thái độ ntn?
-Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ?
1. Ngọn núi Hương Lô
-Hiện lên với đặc điểm nổi bật nhất dưới những tia nắng của mặt trời, vừa rực rỡ, vừa kỳ ảo.
+Động từ "sinh``-> mặt trời làm chủ thể cho mọi vật mới sinh sôi, nảy nở, trở nên sống động.
2.Vẻ đẹp của thác nước:
- Như 1 dải lụa trắng rủ xuống yên ắng, bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- Dòng thác đổ ầm ầm như bay thẳng từ lưng chừng trời
- Nhìn dòng thác núi Lư vắt ngang trời, tác giả tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
->Ngọn thác núi Lư đẹp, hùng vĩ, sống động, mỹ lệ, kỳ diệu
B. Phong Kiều dạ bạc.
Trương Kế
Tác giả :
+ Sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông.
+ Người Trương Châu, tỉnh Hồ Bắc.
+ Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ.
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Bến Phong Kiều
Chuông chùa Hàn Sơn
Tháp chùa Hàn Sơn
Hàn Sơn Tự
2. Bài thơ :
- Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế là một trong những bài thơ Đường lừng danh như những bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, bài Giang Hán của Đỗ Phủ...
- Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.
- "Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích...
Cảnh sắc lúc đó, sương phủ mờ cả dòng sông và bến đậu, trăng xế ngang đầu. Chiếc thuyền của nhà thơ Trương Kế đậu lẻ loi bên bến Phong Kiều. Trên bờ, ngoài thành Cô Tô, chùa Hàn San mờ ảo trong đêm. Tiếng chuông chùa ngân vang, lay động cả màn sương và bật mở hồn thơ Trương Kế.
+Câu đầu, thơ đi nhịp nhàng, lửng thửng như nhà thơ đang nhàn du trong sương, dưới trăng:
+ Câu hai, thơ như chậm lại bên hàng cây phong, dưới sông thấp thoáng ánh lửa thuyền chài, đêm buồn dịu lặng,
+Câu ba, thơ sực tỉnh, như dừng lại, ngoài trăng, sương, sông, nước, còn ngôi chùa ẩn hiện trong đêm:
+Câu cuối, thơ ngỡ ngàng trước tiếng chuông chùa ngân vang trong lòng đêm yên lặng, giữa đêm tịch mịch, sương như lung lay, nước như gờn gợn, khách trong thuyền xao xuyến cả tâm hồn
Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài.
Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ‎ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm.
Đó là nỗi buồn của một người bị chuyển đi xa luôn làm tác giả chìm vào trong ảo ảnh.
Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)