Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ)
Chia sẻ bởi Võ Văn Dũng |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bổ) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 34:
Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: -Xa ngắm thác núi Lư
(Vọng Lư Sơn bộc bố) – Lí Bạch
- Phong Kiều dạ bạc
(Trương Kế)
Kiểm tra bài cũ:
1) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và phát biểu cảm nhận của em sau khi học bài thơ?
2) Trong những câu sau nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai? (đúng khoanh chữ Đ, sai khoanh chữ S).
a, Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú. Đ S
b, Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết, gắn bó của những tâm hồn tri âm. Đ S
c, Hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ “ta với ta”, nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. Đ S
d, Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm.
Đ S
Phiên âm: Vọng Lư sơn bộc bố:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây.
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
( Tương Như dịch )
Tuần 9- Bài 9:
Tiết 34: Đọc- hiểu văn bản:
Xa ngắm thác núi Lư
(“ Vọng Lư sơn bộc bố”- Lý Bạch)
Lý Bạch: là nhà thơ đời Đường rất nổi tiếng. Ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ rất nhanh và rất hay. Thơ ông khi bay bổng, hào hùng, khi ngẫm nghĩ trầm tư. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ tự nhiên, điêu luyện. Ông có nhiều bài thơ rất hay về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, thơ, rượu…được người đời mệnh danh là “thi tiên”(ông tiên làm thơ).
Câu thơ đầu:
Phiên âm:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía,
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Ba câu sau:
Phiên âm:
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa:
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước,
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống tù ba nghìn thước.
Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây.
Dịch thơ:
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà lạc khỏi mây.
- “quải”( treo) → nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”.
- “phi lưu”, “ trực há” vừa tả thác nước vừa tả độ cao của núi (“tam thiên xích”- rất cao).
- “nghi thị”, “lạc” so sánh, liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
Câu hỏi thảo luận:
1. Có ý kiến cho rằng câu thơ này không chỉ tả hình ảnh của dòng thác mà còn giúp người đọc hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô.Ý kiến của em như thế nào?
2. Theo em, có thể thay từ “phi” (bay) bằng các từ đồng nghĩa như: “chảy” hay ”đổ”được không? Vì sao?
Bài tập trắc nghiệm:
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau:
1.Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?
A, Hiền hòa, thơ mộng.
B. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.
C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.
D. Êm đềm, thần tiên.
Đáp án: B.
2. Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ đặc sắc ở điểm nào?
A. Chọn điểm nhìn từ xa để tả được vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
B. Ngôn từ điêu luyện, hình ảnh sống động, tráng lệ, huyền ảo.
C. Nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”,có sự liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
D. Cả 3 ý A, B, C.
Đáp án: D
Bài tập trắc nghiệm:
3. Qua bức tranh sinh động, tráng lệ, huyền ảo về thác núi Lư được Lý Bạch miêu tả, em có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.
C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.
Đáp án: C
+
Ghi nhớ:
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã tái hiện
một cách sinh động, huyền ảo vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước
chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình
yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh
mẽ, hào phóng của tác giả.
Luyện tập:
1. Đọc lại câu thơ thứ hai của bài thơ (phần phiên âm). Có hai cách hiểu câu thơ này: một cách theo bản dịch nghĩa, một cách theo phần chú thích (2) sgk. Em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
2. Đọc diễn cảm bài thơ?
Bài tập về nhà:
1. Học thuộc lòng bài thơ (Phiên âm và dịch thơ). Học thuộc phần “Ghi nhớ”(sgk/ 112).
2.Tập phân tích nghệ thuật miêu tả và biểu cảm đặc sắc của bài thơ.
3. Đọc thêm bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”(Phong Kiều dạ bạc) sgk tr 112.
4. Soạn bài “Từ đồng nghĩa”: Đọc các ví dụ và trả lời các câu hỏi sgk mục I và II của bài.
Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: -Xa ngắm thác núi Lư
(Vọng Lư Sơn bộc bố) – Lí Bạch
- Phong Kiều dạ bạc
(Trương Kế)
Kiểm tra bài cũ:
1) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và phát biểu cảm nhận của em sau khi học bài thơ?
2) Trong những câu sau nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai? (đúng khoanh chữ Đ, sai khoanh chữ S).
a, Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú. Đ S
b, Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết, gắn bó của những tâm hồn tri âm. Đ S
c, Hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ “ta với ta”, nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. Đ S
d, Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm.
Đ S
Phiên âm: Vọng Lư sơn bộc bố:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây.
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
( Tương Như dịch )
Tuần 9- Bài 9:
Tiết 34: Đọc- hiểu văn bản:
Xa ngắm thác núi Lư
(“ Vọng Lư sơn bộc bố”- Lý Bạch)
Lý Bạch: là nhà thơ đời Đường rất nổi tiếng. Ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ rất nhanh và rất hay. Thơ ông khi bay bổng, hào hùng, khi ngẫm nghĩ trầm tư. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ tự nhiên, điêu luyện. Ông có nhiều bài thơ rất hay về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, thơ, rượu…được người đời mệnh danh là “thi tiên”(ông tiên làm thơ).
Câu thơ đầu:
Phiên âm:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía,
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Ba câu sau:
Phiên âm:
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa:
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước,
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống tù ba nghìn thước.
Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây.
Dịch thơ:
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà lạc khỏi mây.
- “quải”( treo) → nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”.
- “phi lưu”, “ trực há” vừa tả thác nước vừa tả độ cao của núi (“tam thiên xích”- rất cao).
- “nghi thị”, “lạc” so sánh, liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
Câu hỏi thảo luận:
1. Có ý kiến cho rằng câu thơ này không chỉ tả hình ảnh của dòng thác mà còn giúp người đọc hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh núi Hương Lô.Ý kiến của em như thế nào?
2. Theo em, có thể thay từ “phi” (bay) bằng các từ đồng nghĩa như: “chảy” hay ”đổ”được không? Vì sao?
Bài tập trắc nghiệm:
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau:
1.Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?
A, Hiền hòa, thơ mộng.
B. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.
C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.
D. Êm đềm, thần tiên.
Đáp án: B.
2. Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ đặc sắc ở điểm nào?
A. Chọn điểm nhìn từ xa để tả được vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
B. Ngôn từ điêu luyện, hình ảnh sống động, tráng lệ, huyền ảo.
C. Nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”,có sự liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
D. Cả 3 ý A, B, C.
Đáp án: D
Bài tập trắc nghiệm:
3. Qua bức tranh sinh động, tráng lệ, huyền ảo về thác núi Lư được Lý Bạch miêu tả, em có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.
C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.
Đáp án: C
+
Ghi nhớ:
Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã tái hiện
một cách sinh động, huyền ảo vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước
chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình
yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh
mẽ, hào phóng của tác giả.
Luyện tập:
1. Đọc lại câu thơ thứ hai của bài thơ (phần phiên âm). Có hai cách hiểu câu thơ này: một cách theo bản dịch nghĩa, một cách theo phần chú thích (2) sgk. Em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
2. Đọc diễn cảm bài thơ?
Bài tập về nhà:
1. Học thuộc lòng bài thơ (Phiên âm và dịch thơ). Học thuộc phần “Ghi nhớ”(sgk/ 112).
2.Tập phân tích nghệ thuật miêu tả và biểu cảm đặc sắc của bài thơ.
3. Đọc thêm bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”(Phong Kiều dạ bạc) sgk tr 112.
4. Soạn bài “Từ đồng nghĩa”: Đọc các ví dụ và trả lời các câu hỏi sgk mục I và II của bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Văn Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)