Bài 9. Từ đồng nghĩa

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Quốc | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô về dự tiết học hôm nay.
Trường THCS Phan Chu Trinh
Tổ: Xã hội
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
Từ đồng nghĩa
Tiết :35
Từ đồng nghĩa
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Xét ví dụ1:
"Nắng rọi sông lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này"
(Tương Như - dịch ).
Rọi: hướng luồng ánh sáng chiếu thẳng vào.
Trông: dùng mắt nhìn để nhận biết.
Từ đồng nghĩa
*Rọi : cùng nghĩa với: soi; chiếu,.
-Rọi:
hướng luồng ánh sáng chiếu thẳng vào.
-Soi:
chiếu ánh sáng vào để thấy rõ vật(sắc thái gần giống từ "rọi").
-Chiếu:
hướng luồng ánh sáng phát ra đến một nơi nào đó(cùng sắc thái với từ "rọi").
VD: Mặt trời rọi(soi, chiếu ) xuống rặng tre.
*Trông: gần nghĩa với :ngắm;nhìn;.
-Trông:
dùng mắt nhìn để nhận biết.
-Ngắm:
nhìn kĩ,nhìn mãi cho thỏa lòng yêu thích(có sắc thái gần giống với từ "trông" ).
-Nhìn:
đưa mắt về hướng nào đó để thấy rõ sự vật(có sắc thái gần giống từ "trông" )
VD: Lí Bạch trông (ngắm,nhìn ) dòng thác.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Từ đồng nghĩa
Ví dụ 2:
Từ “trông” trong bản dịch Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là: “Nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ “trông” còn có nghĩa sau:
Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
Mong.
?Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
Trông
- Nhìn, nhòm, ngó, liếc.xem.
Nhìn để nhận biết :
Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn:
- Chăm sóc, trông coi, coi sóc.
- Ngóng, đợi, trông mong.
Mong
?Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Từ đồng nghĩa
Ghi nhớ 1 (SGK ,tr114)
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
Cho các nhóm từ sau:
- hy sinh, bỏ mạng, từ trần, toi mạng, về với đất, mất, từ dã cõi đời, theo tổ tiên, tan xác.
- mẹ,má,mạ,u,bầm.
Trong từng nhóm từ có điểm gì chung ?
=> Đều có nghĩa chỉ cái chết.
=> Đều chỉ người đàn bà có con, trong quan hệ với con(dùng để xưng gọi).
Từ đồng nghĩa
II/ Các loại từ đồng nghĩa
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Ví d? 1:
So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong hai ví dụ sau:
đều chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành,bên trong chứa hạt.
Giống nhau:
Quả : là từ toàn dân, trái : từ địa phương (miền Nam)
? Từ đồng nghĩa hoàn toàn
Từ đồng nghĩa
II/ Các loại từ đồng nghĩa
Ví d? 1:
* cách gọi tên sự vật
Từ đồng nghĩa
Ví dụ 2:
?Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, có chỗ nào khác nhau?
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Từ đồng nghĩa
Ví d? 2:
? Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Giống nhau: đều chỉ cái chết
Khác nhau :
- Bỏ mạng : mang sắc thái khinh bỉ, coi thường.(chết vì mục đích phi nghĩa-cái chết của bọn giặc ngoại xâm).
- Hi sinh : mang sắc thái kính trọng(chết vì lí tưởng cao đẹp,vì mục đích chính nghĩa).
*Ghi nhớ 2 (SGK,tr114)
Từ đồng nghĩa
Bài tập nhanh:
Cho nhóm từ sau :
* ba, cha, tía, bố
* tu, nhấp,nốc
? Nhóm nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn,nhóm nào đồng nghĩa không hoàn toàn?
? Đồng nghĩa hoàn toàn
? Đồng nghĩa không hoàn toàn
Từ đồng nghĩa
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
-Hi sinh và bỏ mạng không thể thay thế cho nhau vì nó có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
-Quả và trái có thể thay thế cho nhau vì sắc thái ý nghĩa như nhau.
? Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái,bỏ mạng và hy sinh trong ví dụ mục II (SGK)và rút ra nhận xét ?
Từ đồng nghĩa
Ơ� bài 7 ,tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
*Chia li và chia tay không thể thay thế cho nhau vì:
-Chia li: nghĩa là chia tay lâu dài ,thậm chí là vĩnh biệt vì người đi phải ra trận , diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
-Chia tay: chỉ mang tính chất tạm thời ,thường là sẽ gặp lại trong một tương lai gần.
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa
Thông qua ví dụ chúng ta rút ra được kết luận gì?
Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thế thay thế cho nhau .Khi nói cũng như khi viết ,cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Ghi nhớ 3 (SGK,tr115)
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa
Cho các từ :Thành
quả , thành tích,giữ gìn,
bảo vệ. Chọn từ thích
hợp điền vào những
câu sau?
3 .Thế hệ mai sau sẽ được hưởng ........... của công cuộc đổi mới hôm nay.
4. Trường ta đã lập nhiều ............để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng chín.
Ví dụ :Bài tập 6 (SGK)
thành quả
thành tích
1. Em Thuý luôn luôn ........ quần áo sạch sẽ.
2 ........tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
giữ gìn
Bảo vệ
Bài tập 1 (SGK,tr115)
Từ đồng nghĩa
IV/ Luyện tập
- can đảm, dũng cảm
- thi sĩ, thi nhân
- giải phẫu, phẫu thuật
- tài sản
- ngoại quốc
- hải cẩu
- yêu cầu
- niên khóa
- nhân loại
- đại diện
Bài tập 2 (SGK,tr115)
Từ đồng nghĩa
- máy thu thanh
- sinh tố
- xe hơi
- dương cầm
- ra - đi - ô
- vi - ta - min
- ô� tô
- pi -a -nô
Từ đồng nghĩa
Bài tập 3 (SGK,tr115)
- ngô
- cha
- mẹ
- quả dứa
- cái bát
- đâu,thế
Từ đồng nghĩa
Bài tập 4 (SGK,tr115)
Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm trong các câu sau?
.đã đưa tận tay
..đưa khách ra
.đã kêu
.người ta nói cho
.đã đi hôm qua
.đã trao tận tay
.tiễn khách ra đến cổng
.đã phàn nàn/than thở.
.người ta cười /phê bình/dị nghị cho đấy
..đã từ trần / mất/ qua đời hôm qua rồi.
Bài tập 5:( thảo luận nhóm 3 phút)
*ăn, xơi, chén:
Giống nhau:đều diễn tả hành động đưa thức ăn vào cơ thể. Khác nhau:
- Ăn : sắc thái bình thường(được dùng trong nhiều văn cảnh)
- Xơi : sắc thái lịch sự.(thường dùng trong lời mời)
- Chén: sắc thái thân mật, thông tục.
* Cho ,biếu, tặng:
- Cho :

Biếu:


- Tặng:
quan hệ trên - dưới(người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng với người nhận).
quan hệ dưới - trên ( người trao vật có ngôi thứ
thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận) -> thái độ kính trọng
Không phân biệt ngôi thứ, mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích(long trọng,cao quý).
Từ đồng nghĩa
*Yếu đuối ,yếu ớt
Giống nhau: có ý diễn tả sức lực kém dưới mức bình thường.
Khác nhau:
Yếu đuối : trạng thái thiếu sức mạnh thể chất hoặc tinh thần,khó chịu đựng được khó khăn thử thách.(tinh thần)
Yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể.(thể chất)
*Xinh ,đẹp
Giống nhau: nói về hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú cho mọi người ưa nhìn ngắm hoặc thán phục
Khác nhau:
Xinh : có hình dáng,những nét đáng yêu ưa nhìn.
Đẹp :đạt đến sự hoàn hảo khiến người ta thán phục
Bài tập7
đối xử / đối đãi
đối xử
- Nó.............. tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ...........của nó với trẻ em.
- Cuộc CMT8 có ý nghĩa...............đối với vận mệnh dân tộc.
- Ô�ng ta thân hình.............như hộ pháp.
trọng đại / to lớn
to lớn
Từ đồng nghĩa
*Củng cố :
Gạch chân các từ đồng nghĩa trong những câu sau.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi,
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
- Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác Lê-nin thế giới Người hiền.
(Tố Hữu)
- Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
Dặn dò:
-Học các ghi nhớ.
-Hoàn thành bài tập vào vở
*Chuẩn bị: bài "Từ trái nghĩa"
-Tìm từ trái nghĩa trong bản dịc thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh thĩnh"; "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê`
-Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa?
Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Quốc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)