Bài 9. Từ đồng nghĩa
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Mai |
Ngày 28/04/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ
Trình bày các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
2. Các câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng:
a. Bọn chúng đã giết người cướp của đồng bào ta.
b. Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
c. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết.
d. Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ
Bọn chúng đã giết người cướp của đồng bào ta
( Thiếu quan hệ từ)
=> Bọn chúng đã giết người cướp của của đồng bào ta.
b. Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập .
( Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa)
=> Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập.
c. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết.
(Thừa quan hệ từ)
=> Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà thắm thiết.
d. Nếu không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ
(Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết)
=> C1: Nếu không biết cách học thì chúng ta không tiến bộ.
C2: Vì không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ.
Tiết 35:
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
1.Ví dụ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây .
(Tương Như dịch)
=> Đồng nghĩa với" rọi" :soi, chiếu
" Trông": Nhìn, ngó, nhòm, quan sát...
Trông
Nhìn để nhận biết
Coi sóc giữ gìn cho yên ổn
Mong
: Nhìn, ngó, quan sát.
:Trông coi, chăm sóc...
: Hi vọng, trông ngóng, mong đợi.
=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
(Bát lành )
Lành ( Vị thuốc lành)
( Tính lành)
: Nguyên.
: Tốt
: Hiền
Ghi nhớ 1:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
II. Các loại từ đồng nghĩa
1. Ví dụ :
VD1 - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
( Trần Tuấn Khải )
- Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
( Ca dao)
II. Các loại từ đồng nghĩa
1. Ví dụ :
VD1 - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
( Trần Tuấn Khải )
- Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
( Ca dao)
quả - trái: Không phân biệt sắc thái nghĩa
=>Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
VD2:
Trước sự tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Công chúa Ha- ba - na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.
VD2:
Trước sự tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Công chúa Ha- ba - na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.
Bỏ mạng- Hi sinh: Phân biệt về sắc thái nghĩa
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Ghi nhớ 2:
Từ đồng nghĩa có hai loại: Những từ đồng nghĩa hoàn toàn( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn
( Có sắc thái nghĩa khác nhau)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là đồng nghĩa hoàn toàn, trường hợp nào là đồng nghĩa không hoàn toàn?
1. Cho, tặng, biếu
2. Thi nhân, nhà thơ, thi sĩ
?
( đồng nghĩa không hoàn toàn)
(đồng nghĩa hoàn toàn)
III. Sử dụng từ đồng nghĩa
VD1: - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
( Trần Tuấn Khải )
- Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
" Trái" và " Quả" Có thể thay thế cho nhau.
VD2:
- Trước sự tấn công như vũ bão và tình thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.
" Bỏ mạng" và "Hi sinh" không thể thay thế cho nhau
=> Không phải Từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.
Vd2:
Sau phút chia li/ Sau phút chia tay
Từ "chia li"phù hợp sắc thái cổ xưa, diễn tả đúng tâm trạng và cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
=> Cần lựa chọn từ trong số các từ đồng nghĩa thể hiện đúng hiện thực khách quan và sắc thái biểu cảm.
Ghi nhớ 3:
Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
- Gan dạ - chó biển
- Nhà thơ - đòi hỏi
- Mổ xẻ - Năm học
- Của cải - Loài người
- Nước ngoài - Thay mặt
( Can đảm)
(Thi nhân)
(Phẫu thuật)
( tài sản)
(Ngoại quốc)
(Hải Cẩu)
(Yêu cầu)
( Niên khoá)
(Nhân loại)
(đại diện)
Ra-đi-ô
- Vi-ta-min
- Ô-tô
- Pi-a-nô
Bài 2: Tìm từ có gốc ấn- Âu đồng nghĩa với các từ sau:
Máy thu thanh
Sinh tố
Xe hơi
Dương cầm
Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau đây:
a/ thành tích, thành quả
Thế hệ mai sau sẽ được hưởng .... của công cuộc đổi mới hôm nay.
Trường ta đã lập nhiều .....để chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 .
b/ nhiệm vụ, nghĩa vụ
Lao động là ... thiêng liêng , là nguồn sống nguồn , hạnh phúc của mỗi người.
Thày Hiệu trưởng đã giao......cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma tuý.
thành quả
thành tích
nghĩa vụ
nhiệm vụ
Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
Chị ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
(Trao)
( Tiễn)
( Phàn nàn.)
(Phê bình)
( Mất, từ trần.)
Bài 5: Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
Nhóm 1: ăn, xơi, chén
Nhóm 2: Cho, tặng, biếu
Nhóm 3: Yếu đuối, yếu ớt
Nhóm 4: Xinh, đẹp
Nhóm 5: Tu, nhấp, nốc
Nhóm 1: ăn, xơi, chén
- ăn: Sắc thái biểu cảm bình thường .
- xơi : Sắc thái trang trọng, lịch sự.
- chén : Sắc thái thân mật, thông tục.
Nhóm 3: Yếu đuối, yếu ớt
+ Yếu đuối: ở trạng thái thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần khó có thể chịu đựng được những khó khăn, thử thách(Yếu thiên về tinh thần)
+ yếu ớt : Yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể( yếu thiên về thể lực)
Nhóm 4: Xinh, đẹp
+ Xinh: Chỉ cái đẹp về hình thức bên ngoài.
+ Đẹp: Bao hàm cả cái đẹp về hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong.
Nhóm 5: Tu, nhấp, nốc
+ Tu : Uống nhiều, liền một mạch( Sắc thái suồng sã)
+ Nhấp : Uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị (Sắc thái lịch sự)
+ Nốc : Uống nhiều và hết ngay trong một lúc , có tính thô tục.( sắc thái thô tục)
Con gì cục tác lá chanh?
Gà- Dậu
2. Con gì ủn ỉn mua hành cho tôi?
Lợn- Hợi
3. Con gì khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua con đồng riềng
Chó- Tuất
4. Con gì chúa ghét mắm tôm?
Khỉ- Thân
5. Con gì bạn của nhà nông muôn đời?
Trâu- Sửu
6. Con gì phun lửa ngất trời
Cùng ông Thánh Gióng đánh bầy giặc Ân?
Ngựa- Ngọ
7. Con gì rửa mặt bằng chân
Chuột trông thấy vía mười phần còn ba?
Mèo- Mão
8. Con gì lấm lét lấm la
Mèo đi vắng cứ đi ra đi vào?
Chuột - Tý
9. Con gì chúa tể non cao?
Hổ- Dần
10. Con gì luồn lách bờ rào bụi cây?
Rắn- Tỵ
11. Con gì bay chín tầng mây
Thăng Long thành đó tên đây vẫn còn?
Rồng- Thìn
12. Con gì tranh cãi cùng con
Bởi không nhường nhịn lăn tòm xuống sông
Dê- Mùi
Bài tập 9: Chữa các từ dùng sai trong các câu văn sau:
1. Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả để tạo ra thành quả cho con cháu đời sau hưởng lạc.
=> Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả để tạo ra thành quả cho con cháu đời sau hưởng thụ
2. Trong xã hội ta không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ đã bao che cho người khác.
=>Trong xã hội ta không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ che chở cho người khác.
Bài tập 10: Tìm từ đồng nghĩa và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
( Tố Hữu)
Bài tập 10: Tìm từ đồng nghĩa và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
Bài tập 11: Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong
bài thơ " Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
1. Học thuộc các ghi nhớ SGK
2. Hoàn thành các bài tập SGK
3. Chuẩn bị bài " Cách lập ý của bài văn
biểu cảm
Nhóm 2: cho, tặng, biếu
Cho : Sắc thái biểu cảm bình thường
( Người "Cho" ở vai cao hơn hoặc ngang hàng với người nhận )
Tặng : Sắc thái thân mật và trang trọng.
- Biếu : Sắc thái kính trọng ( Người " Biếu" có vai thấp hơn người nhận)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)