Bài 9. Từ đồng nghĩa
Chia sẻ bởi Lê Thị Tuyết |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
các Thầy giáo, cô giáo !
Nhiệt liệt chào mừng
Tiết 35
Từ ĐồNG NGHĩA
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu trái mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn quả xoài xanh,
Ăn no tắm mát đâụ cành cây đa.
(Ca dao)
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cần tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã hi sinh.
- Công chúa Ha-ba-na đã bỏ mạng anh dũng, thanh kiếm vẫn cần tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Từ đồng nghĩa là những từ có
nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể
thuộc vào nhiều nhóm từ đồng
nghĩa khác nhau.
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu trái mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn quả xoài xanh,
Ăn no tắm mát đâụ cành cây đa.
(Ca dao)
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã hi sinh.
- Công chúa Ha-ba-na đã bỏ mạng anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Sắc thái nghĩa của hai từ bỏ mạng và từ hi sinh có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Đều chỉ cái chết
- Khác nhau:
+ Bỏ mạng: là chết vì âm mưu đen tối, phi nghĩa (có hàm ý kinh bỉ). Bỏ mạng dùng để chỉ cái chết của bọn giặc ngoại xâm.
+ Hi sinh: là chết vì lí tưởng cao đẹp, chết trong sự vinh quang vì mục đích chính nghĩa (có hàm ý kính trọng).
Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ
đồng nghĩa hoàn toàn (không
phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
và những từ đồng nghĩa không
hoàn toàn (có sắc thái nghĩa
khác nhau).
Ví dụ:
a1/ Anh ấy đi Hà Nội bằng phi cơ.
a 2/ Anh ấy đi Hà Nội bằng máy bay.
b1/ Thì má cứ kêu đi!
(Nguyễn Quang sáng - Chiếc lược ngà)
b2/ Thì mẹ cứ gọi đi!
c1/ Chú giống con bọ hung.
c2/ Chú giống con bố lắm.
d1/ Cháu cho bác quả cam!
d2/ Cháu biếu bác quả cam!
Không phải bao giờ các từ đồng
nghĩa cũng có thể thay thế được
cho nhau. Khi nói cũng như khi
viết, cần cân nhắc để chọn trong
số các từ đồng nghĩa những từ
thể hiện đúng thực tế khách
quan và sắc thái biểu cảm.
Bài tập 1 (SGK/115)
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
Gan dạ
Chó biển
Nhà thơ
Đòi hỏi
Mổ xẻ
Năm học
Của cải
Loài người
Nước ngoài
Thay mặt
- Dũng cảm
- Hải cẩu
- Thi nhân
- Yêu cầu
- Phẫu thuật
- Niên khoá
- Tài sản
- Nhân loại
- Ngoại quốc
- Đại diện
Bài tập 2 (SGK/115)
Tìm từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây:
- Máy thu thanh
- Sinh tố
- Xe hơi
- Dương cầm
- Vi-ta-min
- Ô tô
- Pi-a-nô
- Ra-đi-ô
Bài tập 3 (SGK/115)
Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)
heo - lợn
xà bông - xà phòng
ghe - thuyền
cây viết - cây bút
thau - chậu
siêu - ấm
Bài tập 4 (SGK/115)
Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
Món quà anh gửi, tôi đã trao tận tay chị ấy rồi.
Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới trở về.
Ghi nhớ
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”.
Xin chân thành cảm ơn !
Bài học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Tuyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)