Bài 9. Từ đồng nghĩa
Chia sẻ bởi Dương Thị Huyền |
Ngày 28/04/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CHÀO CÁC EM!
Phân môn : Tiếng Việt
Tiết: 35
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Hoàng Thi Yến VSK16B
Đọc kĩ mục I / SGK / tr.113, 114 và trả lời những câu hỏi :
1. Tìm các từ đồng nghĩa với : rọi, trông và đặt hai câu với hai từ này.
2. Tìm các từ đồng nghĩa với hai nét nghĩa sau của từ trông :
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
b. Mong.
1. Các từ đồng nghĩa :
- rọi : chiếu (soi, tỏa ...)
Ví dụ : Mặt trời rọi (chiếu, soi, tỏa ...) xuống muôn vật.
- trông : vọng (nhìn, ngó, dòm ...)
Ví dụ : Nó trông (nhìn, ngó ...) sang bờ bên kia.
2. Các nhóm từ đồng nghĩa :
a) trông coi, chăm sóc, giữ gìn ...
b) hi vọng, trông ngóng, mong đợi..
I. Bài học :
1) Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Ghi nhớ 1 / SGK / tr.114.
Hãy xác định từ Hán Việt đồng nghĩa ở hai bài
Vọng Lư sơn bộc bố
và
Phong Kiều dạ bạc.
- Ba từ đồng nghĩa : xuyên - hà - giang.
Học sinh đọc kĩ mục II / SGK / tr. 114 và trả lời câu hỏi :
1. Hai từ quả và trái có thay thế cho nhau được không ? Vì sao?
2. Hai từ bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau hay không ? Vì sao ?
1. Thay thế được : trái – quả, vì ý nghĩa cơ bản của câu ca dao không thay đổi.
2. Không thay thế được vì sắc thái nghĩa của bỏ mạng là giễu cợt, còn sắc thái nghĩa của hi sinh là kính trọng.
2) Các loại từ đồng nghĩa :
Ghi nhớ 2/SGK/ tr.114.
Lệnh : Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trong nhóm từ sau :
- Người mẹ, người cha, má, tía, anh hai…
người mẹ : phụ mẫu
người cha: phụ thân
má : mẹ
tía : cha
anh hai : anh cả
1. Các từ trái và qủa, bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không?
2. Tại sao không thể thay Sau phút chia li bằng Sau phút chia tay?
- Qủa và trái : có thể thay thế cho nhau, vì sắc thái nghĩa trung hoà.
- Bỏ mạng và hi sinh: không thể thay thế cho nhau vì sắc thái nghĩa khác nhau.
2. Không thể thay thế, vì :
- chia li : chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận
- chia tay: chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại trong một tương lai gần.
3) Sử dụng từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 3/SGK/tr. 115.
II. Luyện tập :
BT1-5/ SGK /tr.115 -117
BT 1 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm từ Hán Việt đồng nghĩa.
BT 1 :
Từ Hán Việt đồng nghĩa:
- gan dạ : dũng cảm, can đảm, can trường
- nhà thơ : thi sĩ, thi nhân
- mổ xẻ: giải phẩu, phẩu thuật
- của cải : tài sản
- nước ngoài : ngoại quốc
- chó biển : hải cẩu
- đòi hỏi : yêu cầu
- năm học : niên khoá
- loài người : nhân loại
- thay mặt : đại diện
BT 2 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm từ Ấn - Âu đồng nghĩa.
Bài tập 2 :
Từ Ấn - Âu đồng nghĩa:
- máy thu thanh : ra-đi-ô
- sinh tố : vi-ta-min
- xe hơi : ô-tô
- dương cầm : pi-a-nô
BT3 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
BT4 / SGK / tr.115
Lệnh: HS tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong các câu văn.
BT4 :
Từ đồng nghĩa :
- đưa trao
- đưa tiễn
- kêu (ca) phàn nàn
- nói cười
- đi mất, từ trần
BT5 / SGK / tr.116
Lệnh: Phân biệt các nhóm từ đồng nghĩa (Thảo luận nhóm)
a, Nhóm từ : ăn, xơi, chén
- ăn : sắc thái bình thường
- xơi : sắc thái lịch sự, xã giao
- chén: sắc thái thân mật, thông tục
b, Nhóm từ : cho, tặng, biếu
- cho quan hệ trên - dưới
- tặng quan hệ ngang bằng
- biếu quan hệ dưới - trên
c, Nhóm từ : yếu đuối, yếu ớt
- yếu đuối : sự thiếu hẳn về sức mạnh thể chất hoặc tinh thần
- yếu ớt : yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể (không nói về trạng thái tinh thần. Người ta nói : Tình cảm yếu đuối chứ không nói : Tình cảm yếu ớt).
d, Nhóm từ : xinh, đẹp
- xinh : chỉ người còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
- đẹp : có ý nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn xinh.
đ, Nhóm từ : tu, nhấp, nốc (khác nhau về cách thức hoạt động uống)
- tu : uống nhiều, liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
- nhấp : uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị.
- nốc : uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
Phân môn: Tiếng Việt
Tiết: 35
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Bài học:
1) Thế nào là từ đồng nghĩa?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 115
2) Các loại từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 2/SGK tr. 115
3) Sử dụng từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 3/SGK tr. 115
II. Luyện tập:
Bài tập 1-> 5/SGK tr.115 -> 116
Dặn dò :
Về nhà:
+ Học thuộc 3 Ghi nhớ.
+ Xem lại các BT đã làm.
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc và tìm hiểu : Cách lập ý của bài văn biểu cảm / SGK / tr.117-122.
+ Ý kiến để phát biểu cho từng phần Bài học.
TẠM BIỆT CÁC EM!
Phân môn : Tiếng Việt
Tiết: 35
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Hoàng Thi Yến VSK16B
Đọc kĩ mục I / SGK / tr.113, 114 và trả lời những câu hỏi :
1. Tìm các từ đồng nghĩa với : rọi, trông và đặt hai câu với hai từ này.
2. Tìm các từ đồng nghĩa với hai nét nghĩa sau của từ trông :
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
b. Mong.
1. Các từ đồng nghĩa :
- rọi : chiếu (soi, tỏa ...)
Ví dụ : Mặt trời rọi (chiếu, soi, tỏa ...) xuống muôn vật.
- trông : vọng (nhìn, ngó, dòm ...)
Ví dụ : Nó trông (nhìn, ngó ...) sang bờ bên kia.
2. Các nhóm từ đồng nghĩa :
a) trông coi, chăm sóc, giữ gìn ...
b) hi vọng, trông ngóng, mong đợi..
I. Bài học :
1) Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Ghi nhớ 1 / SGK / tr.114.
Hãy xác định từ Hán Việt đồng nghĩa ở hai bài
Vọng Lư sơn bộc bố
và
Phong Kiều dạ bạc.
- Ba từ đồng nghĩa : xuyên - hà - giang.
Học sinh đọc kĩ mục II / SGK / tr. 114 và trả lời câu hỏi :
1. Hai từ quả và trái có thay thế cho nhau được không ? Vì sao?
2. Hai từ bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau hay không ? Vì sao ?
1. Thay thế được : trái – quả, vì ý nghĩa cơ bản của câu ca dao không thay đổi.
2. Không thay thế được vì sắc thái nghĩa của bỏ mạng là giễu cợt, còn sắc thái nghĩa của hi sinh là kính trọng.
2) Các loại từ đồng nghĩa :
Ghi nhớ 2/SGK/ tr.114.
Lệnh : Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trong nhóm từ sau :
- Người mẹ, người cha, má, tía, anh hai…
người mẹ : phụ mẫu
người cha: phụ thân
má : mẹ
tía : cha
anh hai : anh cả
1. Các từ trái và qủa, bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không?
2. Tại sao không thể thay Sau phút chia li bằng Sau phút chia tay?
- Qủa và trái : có thể thay thế cho nhau, vì sắc thái nghĩa trung hoà.
- Bỏ mạng và hi sinh: không thể thay thế cho nhau vì sắc thái nghĩa khác nhau.
2. Không thể thay thế, vì :
- chia li : chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận
- chia tay: chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại trong một tương lai gần.
3) Sử dụng từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 3/SGK/tr. 115.
II. Luyện tập :
BT1-5/ SGK /tr.115 -117
BT 1 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm từ Hán Việt đồng nghĩa.
BT 1 :
Từ Hán Việt đồng nghĩa:
- gan dạ : dũng cảm, can đảm, can trường
- nhà thơ : thi sĩ, thi nhân
- mổ xẻ: giải phẩu, phẩu thuật
- của cải : tài sản
- nước ngoài : ngoại quốc
- chó biển : hải cẩu
- đòi hỏi : yêu cầu
- năm học : niên khoá
- loài người : nhân loại
- thay mặt : đại diện
BT 2 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm từ Ấn - Âu đồng nghĩa.
Bài tập 2 :
Từ Ấn - Âu đồng nghĩa:
- máy thu thanh : ra-đi-ô
- sinh tố : vi-ta-min
- xe hơi : ô-tô
- dương cầm : pi-a-nô
BT3 / SGK / tr.115
Lệnh : HS tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
BT4 / SGK / tr.115
Lệnh: HS tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong các câu văn.
BT4 :
Từ đồng nghĩa :
- đưa trao
- đưa tiễn
- kêu (ca) phàn nàn
- nói cười
- đi mất, từ trần
BT5 / SGK / tr.116
Lệnh: Phân biệt các nhóm từ đồng nghĩa (Thảo luận nhóm)
a, Nhóm từ : ăn, xơi, chén
- ăn : sắc thái bình thường
- xơi : sắc thái lịch sự, xã giao
- chén: sắc thái thân mật, thông tục
b, Nhóm từ : cho, tặng, biếu
- cho quan hệ trên - dưới
- tặng quan hệ ngang bằng
- biếu quan hệ dưới - trên
c, Nhóm từ : yếu đuối, yếu ớt
- yếu đuối : sự thiếu hẳn về sức mạnh thể chất hoặc tinh thần
- yếu ớt : yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể (không nói về trạng thái tinh thần. Người ta nói : Tình cảm yếu đuối chứ không nói : Tình cảm yếu ớt).
d, Nhóm từ : xinh, đẹp
- xinh : chỉ người còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
- đẹp : có ý nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn xinh.
đ, Nhóm từ : tu, nhấp, nốc (khác nhau về cách thức hoạt động uống)
- tu : uống nhiều, liền một mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
- nhấp : uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị.
- nốc : uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
Phân môn: Tiếng Việt
Tiết: 35
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Bài học:
1) Thế nào là từ đồng nghĩa?
Ghi nhớ 1/SGK tr. 115
2) Các loại từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 2/SGK tr. 115
3) Sử dụng từ đồng nghĩa:
Ghi nhớ 3/SGK tr. 115
II. Luyện tập:
Bài tập 1-> 5/SGK tr.115 -> 116
Dặn dò :
Về nhà:
+ Học thuộc 3 Ghi nhớ.
+ Xem lại các BT đã làm.
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc và tìm hiểu : Cách lập ý của bài văn biểu cảm / SGK / tr.117-122.
+ Ý kiến để phát biểu cho từng phần Bài học.
TẠM BIỆT CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)