Bài 9. Từ đồng nghĩa

Chia sẻ bởi Lý Thị Huyền Trang | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô
tới dự tiết học này
GV: Bui Thi Dung – Kien An
Kiểm tra bài cũ
Khoanh tròn vào ý đúng:
Câu văn "Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối." mắc lỗi
nào trong việc sử dụng quan hệ từ ?
A.Thừa quan hệ từ
B.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
C.Dùng quan hề từ không có tác dụng liên kết
D.Thiếu quan hệ từ.
D
Xa ngắm thác Núi Lư
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

(Lí Bạch)
Thảo luận nhóm (3`)
Có bạn cho rằng từ trông chỉ có một nghĩa. Còn bạn khác lại cho rằng từ
trông có nhiều nghĩa chứ không phải chỉ có một nghĩa.
Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao? Hãy chỉ rõ điều đó?
- Từ trông có nhiều nghĩa:
Trông nhìn, ngó, liếc
mong đợi, hi vọng, trông mong, mong ngóng
coi sóc, giữ gìn cho yên ổn
1. So sánh ngiã của từ quả và từ trái trong hai ví dụ sau:
- Rủ nhau xuống bẻ mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
Chim xanh ăn trái xoài xanh,
ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)

2. Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hy sinh trong hai câu dưới đây có chỗ
nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?
Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt
vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Câu hỏi thảo luận (3`)
Có ý kiến cho rằng từ bỏ mạng và từ hi sinh có nghĩa giống nhau (đều
có ý nghĩa là chết), nhưng sắc thái biểu cảm lại khác nhau?
Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Ghi nhớ
- Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không
phân biệt về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn
toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Bài tập củng cố
1. Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào ?
A-Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
B-Có cách đọc giống nhau hoặc gần giống nhau.

2. Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
A-Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.
B-Chỉ có thể thay từ Hán Việt cho từ thuần Việt.
C-Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
Luyện tập:
1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
- gan dạ - chó biển
nhà thơ - đòi hỏi
- mổ xẻ - năm học
- của cải - loài người
- nước ngoài - thay mặt
2. Tìm một số từ ngữ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:
3. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi
- Bố tôi đưa khách ra đến tận cổn rồi mới trở về.
- Chị ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
- Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Bài mới :
Văn học tiết 37
CẢM NGHĨ
TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ)

LÝ BẠCH
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
Phiên âm
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Lý Bạch
Dịch nghĩa
A�nh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.
Dịch thơ
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Tương Như dịch, trong thơ Đường, tập II,
NXB Văn học, Hà Nội, 1987
+Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Về vần :
Ở� câu 1 - 3 không vần
Câu 2 vần với câu 4 tiếng cuối (vần chân - bằng - ương)
? Giống với bài "Phò giá về kinh" (Trần Quang Khải)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đầu

"Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương"
1. Hai câu đầu

"Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương"
"Minh nguyệt quang"
? A�nh trăng sáng
"Địa thượng sương"
? Sáng trên mặt đất

? Cảnh trăng sáng yên tĩnh qua cảm nhận của tác giả.
2. Hai câu cuối

"Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương"
? Ngẩng đầu - Cúi đầu
? Động từ : Nghi, cử, vọng, đê, tư

(Sơ đồ hóa sự thống nhất liền mạch)

? Nhớ quê hương da diết đến sâu nặng của nhà thơ.
Dùng phép đối.

III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 124
IV. LUYỆN TẬP
Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ như sau :
Đêm thu trăng sáng như sương,
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà.
Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.
Đáp án : Hai câu thơ dịch đã nêu được tương đối đủ ý, tình cảm của bài thơ
- Song cũng có mấy điểm khác :
+ Lý Bạch không dùng phép so sánh "Sương" chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ.
+ Bài thơ ẩn chủ ngữ, không nói rõ là Lý Bạch.
+ Năm động từ chỉ còn ba. Bài thơ còn cho ta biết tác giả ngắm cảnh như thế nào?
* DẶN DÒ
- Học thuộc lòng bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"
- Học thuộc lòng ghi nhớ sgk/124
- Soạn phần đọc tìm hiểu của bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê"
Ch�o m?ng các th?y cô

v? d? ti?t h?c n�y
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)