Bài 9. Từ đồng nghĩa

Chia sẻ bởi Trần Thị Hương Lan | Ngày 28/04/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Từ đồng nghĩa thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết học ngày hôm nay cùng cô trò lớp 7C
Môn Ngữ Văn 7
Kiểm tra bài cũ
Trình bày các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
2. Các câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng:
a. Bọn chúng đã giết người cướp của đồng bào ta.
b. Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
c. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết.
d. Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ
Bọn chúng đã giết người cướp của đồng bào ta
( Thiếu quan hệ từ)
=> Bọn chúng đã giết người cướp của của đồng bào ta.
b. Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập .
( Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa)
=> Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập.

c. Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết.
(Thừa quan hệ từ)
=> Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã cho ta thấy tình bạn đậm đà thắm thiết.

d. Nếu không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ
(Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết)
=> C1: Nếu không biết cách học thì chúng ta không tiến bộ.
C2: Vì không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ.
Môn : ngữ văn 7

Người d?y:Tr?n Th? Huong Lan
Thứ năm,ngày 17 tháng 10 năm 2013.
Tiết 35
Bài 9: Từ ĐồNG NGHĩA
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Phân tích ví dụ:
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.”
(Tương Như dịch)

Rọi: Hướng ánh sáng vào một điểm
Trông: Dùng mắt nhìn để nhận biết

Rọi: cùng nghĩa với: chiếu; soi
1.phân tích ví dụ:
Rọi: Hướng ánh sáng vào một điểm
Chiếu: Hướng luồng ánh sáng phát ra đến một nơi nào đó. (Cùng sắc thái với từ rọi)
Soi: Chiếu ánh sáng vào để thấy rõ vật (Có sắc thái gần giống với từ rọi)
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Phân tíchví dụ:
Trông: gần nghĩa với: ngắm; nhìn
- Trông: Dùng mắt nhìn để nhận biết
- Ngắm: Nhìn kĩ, nhìn mãi cho thoả lòng yêu thích (Có sắc thái gần giống với từ trông)
Nhìn: Đưa mắt về hướng nào đó để thấy rõ sự vật (Có sắc thái gần giống với từ trông)
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Phân tích ví dụ:
Hãy cho bi?t nghĩa c?a t? trông trong t?ng trường hợp sau?
Bác Ho� l� ngu?i trông xe trong trường.
Bé Lan đang trông mẹ về.
Trông a: B?o v?, gĩư gìn, cham sóc
Trông b: Mong, ngóng, ch?
I/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Phân tích ví dụ:
2. Ghi nhớ 1:
( SGK Trang 114)
T? d?ng nghia l� nh?ng t? cú
nghia gi?ng nhau ho?c g?n gi?ng
nhau. M?t t? nhi?u nghia cú th?
thu?c v�o nhi?u nhúm t? d?ng
nghia khỏc nhau.

II/ Các loại từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đâụ cành cây đa.
(Ca dao)
Quả :là bộ phận của cây do bầu, nhuỵ phát triển mà thành. (Đây là từ toàn dân)
Trái: Cũng là quả (Đây là từ địa phương Nam Bộ)

II/ Các loại từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
2. Tìm từ đồng nghĩa trong hai câu sau:
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cần tay.
(Truyện cổ Cu-ba)



II/ Các loại từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
- Giống nhau: Đều chỉ cái chết
- Khác nhau:
+ Bỏ mạng: là chết vì mục đích phi nghĩa (có hàm ý kinh bỉ). Bỏ mạng dùng để chỉ cái chết của bọn giặc ngoại xâm.
+ Hi sinh: là chết vì lí tưởng cao đẹp, chết trong sự vinh quang, vì mục đích chính nghĩa (có hàm ý kính trọng).
II/ Các loại từ đồng nghĩa
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
2. Ghi nhớ 2:
(SGK Trang 114)
Từ đồng nghĩa có hai loại: những
từ đồng nghĩa hoàn toàn (không
phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
và những từ đồng nghĩa không
hoàn toàn (có sắc thái nghĩa
khác nhau)
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
1. Hãy thay từ “quả” bằng từ “trái” và từ “trái” bằng từ “quả”?
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu mơ chua trên rừng.
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn xoài xanh,
Ăn no tắm mát đâụ cành cây đa.
(Ca dao)
qủa
trái

III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
2. Hãy thay từ “bỏ mạng” bằng từ “hi sinh” và từ “hi sinh” bằng từ “bỏ mạng”?
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã
- Công chúa Ha-ba-na đã anh dũng, thanh kiếm vẫn cần tay.
(Truyện cổ Cu-ba)

bỏ mạng
hi sinh

III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
1. Phân tích ví dụ:
3. Tại sao trong đoạn trích: “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là: “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”?
- Bởi vì: Chia li: có nghĩa là xa nhau lâu dài có khi là mãi mãi (vĩnh biệt) không có ngày gặp lại. Vì kẻ đi trong bài thơ này là ra trận nơi cái sống và cái chết luôn kề cận nhau.
- Chia tay: Xa nhau có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một khoảng thời gian.
III/ Sử dụng từ đồng nghĩa
Phân tích ví dụ:
2. Ghi nhớ 3:
(SGK- Trang 115)
Không phải bao giờ các từ đồng
nghĩa cũng có thể thay thế được
cho nhau. Khi nói cũng như khi
viết, cần cân nhắc để chọn trong
số các từ đồng nghĩa những từ
thể hiện đúng thực tế khách
quan và sắc thái biểu cảm.

IV/ Luyện tập
Bài tập 1 (SGK/115)
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
Gan dạ
Chó biển
Nhà thơ
Đòi hỏi
Mổ xẻ
Năm học
Của cải
Loài người
Nước ngoài
Thay mặt
- Dũng cảm
- Hải cẩu
- Thi sĩ
- Yêu cầu
- Phẫu thuật
- Niên khoá
- Tài sản
- Nhân loại
- Ngoại quốc
- Đại diện

IV. Luyện tập
Bài tập 2 (SGK/115)
Tìm từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây:
- Máy thu thanh
- Sinh tố
- Xe hơi
- Dương cầm
- Ra-đi-ô
- Vi-ta-min
- Ô tô
- Pi-a-nô

IV.Luyện tập
Bài tập 3 (SGK/115)
Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (từ phổ thông)
heo - lợn
xà bông - xà phòng
ghe - thuyền
cây viết - cây bút
thau - chậu
siêu - ấm

IV. Luyện tập
Bài tập 4 (SGK/115)
Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
Anh đừng làm thế người ta nói cho đấy.
Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
trao
tiễn
phàn nàn.
phê bình
mất

IV/ Luyện tập
Bài tập 6 (SGK/116)
Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau đây:
thành quả / thành tích
- Thế hệ mai sau sẽ được hưởng … của công cuộc đổi mới hôm nay.
- Trường ta đã lập nhiều … đề chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
b) ngoan cố / ngoan cường
Bọn địch … chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
- Ông đã … giữ vững khí tiết cách mạng.
c) giữ gìn / bảo vệ
Em Thuý luôn luôn … quần áo sạch sẽ.
- … Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
thành quả
thành tích
ngoan cố
ngoan cường
giữ gìn
Bảo vệ

IV/ Luyện tập
Bài tập 7 (SGK/116)
Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
a) đối xử, đối đãi
- Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em.
b) trọng đại, to lớn
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa…
đối với vận mệnh dân tộc.
- Ông ta thân hình … như hộ pháp.
đối xử/ đối đãi
đối xử
trọng đại/ to lớn
to lớn
Đố vui!
Tìm tên gọi thuần Việt và Hán Việt của 12 con giáp
Con gì cục tác lá chanh?
Gà- Dậu
2. Con gì ủn ỉn mua hành cho tôi?
Lợn- Hợi
3. Con gì khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua con đồng riềng
Chó- Tuất
4. Con gì chúa ghét mắm tôm?
Khỉ- Thân
5. Con gì bạn của nhà nông muôn đời?
Trâu- Sửu
6. Con gì phun lửa ngất trời
Cùng ông Thánh Gióng đánh bầy giặc Ân?
Ngựa- Ngọ
7. Con gì rửa mặt bằng chân
Chuột trông thấy vía mười phần còn ba?
Mèo- Mão
8. Con gì lấm lét lấm la
Mèo đi vắng cứ đi ra đi vào?
Chuột - Tý
9. Con gì chúa tể non cao?
Hổ- Dần
10. Con gì luồn lách bờ rào bụi cây?
Rắn- Tỵ
11. Con gì bay chín tầng mây
Thăng Long thành đó tên đây vẫn còn?
Rồng- Thìn
12. Con gì tranh cãi cùng con
Bởi không nhường nhịn lăn tòm xuống sông
Dê- Mùi
Ghi nhớ

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”.
Xin chân thành cảm ơn
- Các thầy giáo, cô giáo
- Các em học sinh
Đến tham dự tiết học hôm nay!
Bài học kết thúc

1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hương Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)