Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Mai | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Thø 3 ngµy 11 th¸ng 11 n¨m 2008

LÞch sö
Kiểm tra bài cũ:
+Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Thứ 3 ngày 11 tháng11 năm 2008
Lịch sử

Nhà lý dời đô ra Thăng Long


Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?

Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?

- Lê Long Đĩnh mất.
- Các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- Năm 1009, nhà Lý thành lập.

Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, kinh đô nước ta ở đâu?


Quan sát lược đồ miền Bắc Việt Nam, hãy chỉ vị trí của kinh đô Hoa Lư và thành Đại La(Thăng Long)

Hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để lập bảng so sánh sau.







Hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để lập bảng so sánh sau.







So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước?

Sau khi đến thăm vùng đất Đại La, vua Lý Thái Tổ quyết định điều gì?

Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô ra Đại La.
Khi chọn Đại La làm kinh đô, Lý Thái Tổ nghĩ thế nào?
Đại La là vùng đất tốt, để con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no.
Kinh đô mới có tên là gì? Đó là vào năm nào?
Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Lúc bấy giờ nước ta có tên là gì?
Tên nước Đại Cồ Việt đã có từ thời nhà Đinh.
Đến đời vua nào thì nước ta được đổi tên? Và đổi tên là gì?
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi tên nước ta là nước Đại Việt.



Đầu rồng thời Lý ở kinh thành Thăng Long
Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

Qua quan sát ảnh chụp các hiện vật và khu di tích, em thấy nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?

Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, phường nhộn nhịp.
Quan sát tượng vua Lý Thái Tổ, em có suy nghĩ gì?
Đền thờ vua Lý Thái Tổ thể hiện tấm lòng biết ơn của nhân dân đối với một vị vua thông minh, tài giỏi, có tầm nhìn xa, đã chọn đất làm kinh đô cho nước ta trải qua gần một nghìn năm vẫn phát huy được thế mạnh của nó.
Quan sát những hiện vật của kinh đô Thăng Long thời Lý, em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc thời đó?
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý đẹp, độc đáo, thể hiện sự phát triển mạnh của kinh đô Thăng Long cũng như nước ta thời đó.

Bài học:
Được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn(Lý Thái Tổ)dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân cư tụ họp về Thăng Long ngày một đông.
Nêu tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kì.
1. Năm 454- 456 thời Bắc thuộc thành lập huyện Tống Bình( gồm Hà Nội)
2. Năm 866: Cao Biền xây thành Đại La.
3. Năm 1010: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đặt tên là Thăng Long.
4 Năm 1397: Hồ Quý Ly đổi tên thành Đông Đô.
5. Năm 1407: Thành Đông Quan.
6. Năm 1428: Lê Lợi đổi tên thành Đông Kinh.
7. Năm 1831: Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội.
8. Năm 1888: Tổng thống Pháp sắc lệnh lập thành phố Hà Nội.
9. Ngày 1-6-1946: Quốc hội khoá I xác định Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2008
Lịch sử
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

- Năm 1009, nhà Lý thành lập.
1. Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô
Đại La: Trung tâm đất nước, đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ.
Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Năm 1054, vua Lý Thái Tổ đổi tên nước ta là nước Đại Việt.
2. Xây dựng kinh thành Thăng Long
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, phường nhộn nhịp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Mai
Dung lượng: 617,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)