Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thành |
Ngày 09/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
Phòng GDĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường Tiểu học Nguyễn Du Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khối Bốn
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: LỊCH SỬ Ngày thi:
Lớp: Bốn/8 Thời gian làm bài: 40 phút
ĐỀ BÀI:
I - Trắc nghiệm:
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào mùa thu năm 1010.
b) Nhà Trần không quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ đất nước.
Câu 2. Chọn ý đúng:
1 - Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh:
a) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ
b) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
c) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Quốc Toản.
2 - Vị vua nhà Lý nào đã đổi tên nước ta là Đại Việt ?
a) Lý Thái Tổ
b) Lý Thánh Tông
c) Lý Nhân Tông
II – Câu hỏi:
Câu 1. Tại sao vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La?
Câu 2. Nêu những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước?
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
Câu 4: Nêu hai nhân vật lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
ĐÁP ÁN
I - Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu 1: a) Đ b) S
Câu 2:
b. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
b. Lý Thánh Tông
II – Câu hỏi:
Câu 1: ( 2 điểm )
Vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La vì:
Vua thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập úng. Muôn vật phong phú, tốt tươi.
Vua muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
Câu 2: ( 3 điểm )
Những việc làm của Nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước là:
Nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều.
Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 3: ( 2 điểm )
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc ta như sau:
Sau 3 lần thất bại, quân Mông Nguyên không dám sang xâm lược nước ta.
Đất nước ta đã sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
Câu 4: Hai nhân vật lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên là: (1 điểm)
Trần Hưng Đạo
Trần Quang Khải
Giáo viên soạn đề
Lưu Thị Giang
Trường Tiểu học Nguyễn Du Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khối Bốn
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: LỊCH SỬ Ngày thi:
Lớp: Bốn/8 Thời gian làm bài: 40 phút
ĐỀ BÀI:
I - Trắc nghiệm:
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào mùa thu năm 1010.
b) Nhà Trần không quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ đất nước.
Câu 2. Chọn ý đúng:
1 - Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh:
a) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ
b) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
c) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Quốc Toản.
2 - Vị vua nhà Lý nào đã đổi tên nước ta là Đại Việt ?
a) Lý Thái Tổ
b) Lý Thánh Tông
c) Lý Nhân Tông
II – Câu hỏi:
Câu 1. Tại sao vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La?
Câu 2. Nêu những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước?
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
Câu 4: Nêu hai nhân vật lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
ĐÁP ÁN
I - Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu 1: a) Đ b) S
Câu 2:
b. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
b. Lý Thánh Tông
II – Câu hỏi:
Câu 1: ( 2 điểm )
Vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La vì:
Vua thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập úng. Muôn vật phong phú, tốt tươi.
Vua muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
Câu 2: ( 3 điểm )
Những việc làm của Nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước là:
Nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều.
Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 3: ( 2 điểm )
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc ta như sau:
Sau 3 lần thất bại, quân Mông Nguyên không dám sang xâm lược nước ta.
Đất nước ta đã sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
Câu 4: Hai nhân vật lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên là: (1 điểm)
Trần Hưng Đạo
Trần Quang Khải
Giáo viên soạn đề
Lưu Thị Giang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thành
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)