Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Chia sẻ bởi Trịnh Nguyễn Hoàng Anh | Ngày 10/05/2019 | 176

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY.
Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?

Trả lời: Ngô Quyền mất triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, các thế lực PK nổi dậy chia cắt đất nước thành 12 vùng, đánh nhau liên miên, dân phải đổ máu, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le bờ cõi.


Kiểm tra bài cũ:
2.Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?

Trả lời: Giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc.


LỊCH SỬ

NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
Người thực hiện: Trịnh Nguyễn Hoàng Anh
Vua Lý Thái Tổ (974 – 1028). Người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, là người thông minh, nhân ái, có chí lớn. Lên ngôi vua năm 1009, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.

Đọc thầm nội dung: “Năm 1005… nhà Lý bắt đầu từ đây.”
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
1.Sau khi vua Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên người dân rất oán giận.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.


2.Nhà Lý ra đời vào năm nào? trong hoàn cảnh nào?
 
Năm 1009 trong hoàn cảnh: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người nên được các quan trong triều tôn lên làm vua.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
Kết luận:

- Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên người dân rất oán giận.

- Năm 1009 trong hoàn cảnh: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người nên được các quan trong triều tôn lên làm vua.
Hoạt động 2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Đọc SGK từ "Mùa xuân... màu mỡ này"
Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Hoạt động 2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

- Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.


Hoạt động 2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

Quan sát lược đồ, ảnh chụp kết hợp đọc sách giáo khoa hãy thảo luận nhóm đôi để so sánh vị trí địa lý, địa hình của vùng đất Hoa Lư và Đại La theo bảng sau:



Hoạt động 2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long


Hoạt động 2. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Kết luận: - Đại La nằm ở trung tâm của đất nước, đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ. Con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống ấm no -Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long.
Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm ngự dưới thành Đại La có rồng vàng hiên lên chỗ thuyền ngự. Vì thế vua đổi tên Đại La thành Thăng Long nghĩa là rông bay lên.
Chiếu dời đô.
Hoạt động 3:Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
HS đọc từ "Tại kinh thành...đất Việt“ và quan sát hình 2 trong SGK.

Hoạt động 3:Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.


Thăng Long dưới thời nhà Lý đã được xây dựng như thế nào?
Tại kinh thành Thăng Long nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.
Hoạt động 3:Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
Kết luận: -Nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa. -Dân cư tụ họp ngày càng đông và tạo nên phố, nên phường.
Hoàng thành Thăng Long
Kiến trúc thời Lý:
Văn miếu- Quốc Tử Giám
Kiến trúc thời Lý:
Chùa một cột
Kiến trúc thời Lý:
Chùa Lý Triều Quốc Sư
Kiến trúc thời Lý:
Đền Trấn Vũ
Một số hiện vật của kinh đô Thăng Long ( thời Lý)
Đầu rồng
Một số hiện vật của kinh đô Thăng Long ( thời Lý)
Một số hình ảnh trong đại lễ chào mừng Thăng Long nghìn năm
Đọc chiếu dời đô
Rước kiệu Lý Thái Tổ
Rước kiệu Lý Thái Tổ
Múa lân mừng đại lễ
Nội dung bài học:
Được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời kinh đô ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân cư tụ họp về Thăng Long ngày càng một đông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Nguyễn Hoàng Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)