Bài 9. Nguyên phân

Chia sẻ bởi nguyen thi tuyet nhung | Ngày 04/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nguyên phân thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

LỚP 9A8
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN
QUÝ THẦY CÔ VỀ
DỰ GIỜ THĂM LỚP
BÀI GIẢNG SINH HỌC 9
Nguyên phân
TPPCT : 10 - Bài 9
Quan sát hình hãy cho biết mức độ đóng,duỗi xoắn của NST qua các kỳ ?
Nhiều nhất
Ít
Nhiều
Ít
Cực đại
Nguyên phân
Bài 9.
Chu kỳ tế bào gồm Kì trung gian và nguyên phân (có 4 kì : Kì đầu, Kì giữa, kì sau, kì cuối)
- Kì trung gian : Tế bào lớn lên và có nhân đôi NST.
- Nguyên phân : Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
Quan sát hình hãy cho biết một chu kì tế bào có bao nhiêu kì ?
5 kì : Trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
Diễn biến của 1 chu kì tế bào diễn ra như thế nào ?
Nguyên phân
Bài 9.
- Kì trung gian NST duỗi xoắn, rồi bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu & đóng xoắn cực đại ở kì giữa. Sang kì sau, NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kì cuối.
- NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì qua các thế hệ tế bào.
I.BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KỲ TẾ BÀO
Biến đổi hình thái NST Trong chu kì tế bào diễn ra như thế nào ?
Nguyên phân
Bài 9.
Quan sát hình và cho biết các thành phần nào tham gia trong Quá trình nguyên phân?
Màng nhân
Thoi phân bào
Tâm động
Trung tử
Nhiễm sắc thể
Nguyên phân
Bài 9.
Nhóm 1
NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn nên có hình thái rõ rệt . Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng NST kép tách nhau ở tâm động và phân ly về hai cực của tế bào
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất
Dựa vào những thông tin SGK tr.28 hoạt động nhóm hoàn thành bảng 9.2
Nguyên phân
Bài 9.
I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KỲ TẾ BÀO
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG
QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
2. Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
1. Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn nên có hình thái rõ rệt . Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
3. Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động và phân ly về hai cực của tế bào.
4. Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
Nguyên phân
Bài 9.
Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ ?
Do NST nhân đôi 1 lần và chia đôi 1 lần

Trong nguyên phân số lượng tế bào
tăng mà bộ NST không đổi
→ điều đó có ý nghĩa gì?
Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)
III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN :
I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KỲ TẾ BÀO
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG
QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
Nguyên phân
Bài 9.
Giúp hàn gắn các vết thương trên cơ thể.
Động vật đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản
Ý nghĩa về mặt sinh học
Giúp cơ thể sinh trưởng hoặc tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già, chết.
Truyền đạt ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể ở loài sinh sản sinh dưỡng.
Ý nghĩa về mặt sinh học
Thực hiện sinh sản sinh dưỡng nhân tạo ở cây trồng (giâm, chiết, ghép)
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Dolly
(05/07/1996-02/2003) và mẹ Black Face
Dolly và con (04/1998)
Tách mô và nuôi cấy mô
Nhân bản
vô tính
ở động vật
1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào ?
a) Kì đầu
b) Kì giữa
c) Kì sau
d) Kì trung gian
2. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau ?
a) 4
b) 8
c) 16
d) 32
3. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì ?
Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c) Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
d) Sự phân chia đồng đều chất TB của TB mẹ cho 2 TB con
Củng cố
Hãy xác định các kì của nguyên phân qua các hình sau đây ?
2.
5. Kì sau
2. Kì đầu
4. Kì cuối
1. Kì giữa
3. Kì trung gian
1.
5.
4.
3.
1. Kẻ bảng 9.2 vào vở bài tập, dựa vào hình xác định các kì của nguyên phân
2. Học bài cũ, làm bài tập 2,4,5 SGK trang 30
3. Xem trước bài 10. Giảm phân, chú ý hình 10. sơ đồ giảm phân
Dặn dò
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY ĐÃ KẾT THÚC
CHÚC CÁC EM VUI KHỎE, HỌC TỐT
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyen thi tuyet nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)