Bài 9. Lực đàn hồi

Chia sẻ bởi Trần Danh Xuân | Ngày 26/04/2019 | 209

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Lực đàn hồi thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
GV: TRẦN DANH XUÂN BÀI TẬP
Bài 1:
Bài 1: Định luật vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn được diễn tả bằng biểu thức:
A. Latex(F = G.(M.m)/r
B. Latex(F = G.M.m.r
C. Latex(F = G.(M.m)/(r^2)
D. Latex(F = G. (M.m)/(r^3)
Bài 2:
Câu 2: Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất tại khoảng cách gần bằng 60 lần bán kính Trái Đất.Trái Đất tác dụng lên mỗi kg khối lượng Mặt Trăng một lực hấp dẫn bằng:
A. Lực của trái đất tác dụng lên quả cầu khối lượng 1kg nằm trên mặt đất.
B. 3600 lần nhỏ hơn so với lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên quả cầu khối lượng 1kg nằm yên trên mặt đất.
C. 60 lần nhỏ hơn so với lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên quả cầu khối lượng 1kg nằm yên trên mặt đất.
D. 360 lần nhỏ hơn so với lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên quả cầu khối lượng 1kg nằm yên trên mặt đất.
Bài 3:
Bài 3: Hãy chọn đáp án đúng khi nói về lực ma sát .
A. Lực ma sát xuất hiện giữa hai vật tỉ lệ thuận đến lực pháp tuyến ( áp lực ) giữ cho chúng tiếp xúc nhau và hệ số tỉ lệ được gọi là hệ số ma sát.
B. Lực ma sát luôn hướng ngược chiều so với chiều chuyển động của vật.
C. Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc gữa các vật.
D. Lực ma sát trượt phụ thuộc đến trọng luợng của các vật tiếp xúc nhau.
Bài 4:
Bài 4: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát ?
A. Lực ma sát trượt luôn luôn lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát lăn.
B. Lực ma sát nghỉ cực đại luôn luôn lớn hơn lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
C. Lực ma sát lăn luôn luôn lớn hơn lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
D. Lực ma sát lăn và lực ma sát trượt có thể bằng nhau, nhưng chúng luôn lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại.
Bài 5:
Bài 5: Biết khối lượng Mặt Trăng:Latex(M_t=7,3.(10^22)kg), bán kính Mặt Trăng: Latex(R_t=1,74.(10^6)m); khối lượng và bán kính Trái Đất là:Latex(M_đ=5,96.(10^24)kg) và:Latex(R_đ=6,4.(10^6)m).Gia tốc rơi tự do tại bề mặt Trái Đất lớn hơn tại bề mặt Mặt Trăng:
A. 6 lần.
B. 7 lần.
C. 5 lần.
D. 8 lần.
Bài 6:
Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m.Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0 N để nén lò xo.Khi ấy, chiều dài của nó là bao nhiêu ?
A. 2,5 cm.
B. 7,5 cm.
C. 12,5 cm.
D. 9,75 cm.
Bài 7:
Câu 7: Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu Latex(V_0 = 3,5 m/s).Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà.Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là Latex(mu = 0,30). Hỏi hộp đi được một quãng đường bằng bao nhiêu ? Lấy Latex(g = 9,8 m/(s^2).
A. 2,1 m.
B. 2.3 m.
C. 2.5 m.
D. 1.8 m.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Danh Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)