Bài 9. Khu vực Tây Nam Á

Chia sẻ bởi Đinh Hồng Hải | Ngày 24/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Khu vực Tây Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

MÔN : ĐỊA LÝ 8
GIÁO VIÊN : PHẠM THỊ NGUYÊN THỦY
TỔ: SỬ - ĐỊA
Kiểm tra bài cũ:
Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện như thế nào?

-Sản lượng lúa gạo của toàn châu lục rất cao, chiếm 93% sản lượng lúa gạo của toàn thế giới.
-Hai nước có số dân đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu lương thực, thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.
-Thái Lan và Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
THÁNH ĐỊA MÉCCA
THÁNG RAMADAN-THÁNG ĂN CHAY
ĐỌC KINH
Tiết 11- Bài 9
KHU VỰC TÂY NAM Á
1.Vị trí địa lí:
Bản đồ các nước Châu Á.
Tây Nam Á
Dựa vào lược đồ khu vực Tây Nam Á, xác định khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ và kinh độ nào?
Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á
12B
26Đ
73Đ
42B

Với tọa độ địa lý trên Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nào?
Nhiệt đới và cận nhiệt.
Bài 9 : KHU VỰC TÂY NAM Á
1.Vị trí địa lý :
-Thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Tây Nam Á tiếp giáp với các vịnh, các biển, các khu vực và châu lục nào?
Biển Caxpi
Biển Arap
Biển Đỏ
ĐỊA TRUNG HẢI
Vinh Pecxich
KHU VỰC NAM Á
KHU VỰC TRUNG Á
Bài 9 : KHU VỰC TÂY NAM Á
1.Vị trí địa lý :
-Thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.
-Có các biển và vịnh bao bọc.
Dùng bản đồ “ Bán cầu Đông ” phân tích ý nghĩa của vị trí khu vực Tây Nam Á ?

-Nằm án ngữ đường biển từ biển Đỏ ra Địa Trung Hải, từ Châu Âu sang Châu Á qua kênh Xuy-ê và Biển Đỏ (ngắn hơn rất nhiều so với con đường vòng qua phía Nam Châu Phi và ngược lại)

-Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi.
=>Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.Tiết kiệm được thời gian, tiền của cho giao thông, buôn bán quộc tế.
Bài 9 : KHU VỰC TÂY NAM Á
1.Vị trí địa lý
-Thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.

-Có các biển và vịnh bao bọc.
-Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi
-Vị trí có ý nghĩa chiến lựợc trong phát triển kinh tế.
2.Đặc điểm tự nhiên:
Dựa vào lược đồ tự nhiên Tây Nam Á, cho biết các miền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam của khu vực Tây Nam Á?
Núi và sơn nguyên
Núi và sơn nguyên
Đồng bằng
Đặc điểm chung của địa hình khu vực Tây Nam Á?
Khu vực có nhiều núi và cao nguyên tập trung ở đông bắc và tây nam, phần giữa là đồng bằng Lưỡng Hà mầu mỡ.
2.Đặc điểm tự nhiên:
Dựa vào hình 9.1 và lược đồ khí hậu Châu Á kể tên các đới và các kiểu khí hậu của khu vực Tây Nam Á?

* Thuộc đới khí hậu:
- Cận nhiệt đới và nhiệt đới
*Có kiểu khí hậu :
-Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải
-Kiểu cận nhiệt lục địa
-Kiểu nhiệt đới khô
Khí hậu khu vực Tây Nam Á có đặc điểm gì?
Khô, nóng, ít mưa.
Tại sao khu vực Tây Nam Á nằm sát biển lại có khí hậu nóng và khô hạn?
Do quanh năm chiu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, nên có lượng mưa rất nhỏ , dưới 300mm/năm.Trong đó nhiều vùng chỉ từ 50-100mm/năm, riêng vùng ven Địa Trung Hải có lượng mưa từ 1000-1500mm/năm.
2.Đặc điểm tự nhiên:
Nhắc lại đặc điểm mạng lưới sông ngòi của khu vực Tây Nam Á? Có các sông nào lớn?
Tây Nam Á là vùng có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất Châu Á.Gần như toàn bộ bán đảo A-rap không có dòng chảy, các vùng khác sông ngắn và ít nước.Hai sông lớn nhất là Ti-grơ và Ơ-phrat, có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện và đời sống của nhân dân.
2.Đặc điểm tự nhiên:
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi ảnh hưởng tới đặc điểm cảnh quan tự nhiên khu vực như thế nào?
Do khí hậu khô nóng nên phát triển cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích trên bán đảo A-rap, nhiều nơi hoang mạc lan ra tận bờ biển.
2.Đặc điểm tự nhiên:
Lược đồ 9.1 cho thấy khu vực có nguồn tài nguyên quan trọng nhất là gì? Phân bố ở đâu?
Dầu mỏ
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vinh Pec-xich.Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-râp-xê-ut, I-răc, I-ran, Co-oet.
A-rap-xê-ut trữ lượng 26 tỉ tấn
Cô-oet 15 tỉ tấn
I-rắc 6,4 tỉ tấn I-ran 5,8 tỉ tấn
Tây Nam Á chiếm 65% trữ lượng dầu và 25% trữ lượng khí đôt của toàn thế giới
Đa số các nước nằm trên mặt nước của vùng dầu lửa khổng lồ vinh Péc-xich trên diện tích 1 triệu km2.Có trữ lượng 60 tỉ tấn dầu, tương đương với 1000 tỉ thùng(mỗi thùng là 159 lít dầu).
2.Đặc điểm tự nhiên:
3.Đặc điểm dân cư-kinh tế-chính trị:
Thảo luận nhóm :
Cả lớp chia thành 4 nhóm tương ứng với mỗi tổ.
Nhóm 1:
Quan sát hình 9.3, cho biết khu vực Tây Nam Á gồm những quốc gia nào?Kể tên 2 quốc gia có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất?
Nhóm 2:
Dân số Tây Nam Á? Phân bố chủ yếu ở đâu? Vì sao?
Nhóm 3:
Tây Nam Á phát triển các ngành kinh tế nào? Tại sao lại phát triển ngành kinh tế đó?
Nhóm 4:
Dựa vào hình 9.4 SGK, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?
Nhóm 1: Khu vực Tây Nam Á gồm những quốc gia nào? Kể tên 2 quốc gia có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất?
Gồm 20 quốc gia.
Diện tích các nước rất chênh lệch, có những nước rất rộng lớn và cũng có những nước rất nhỏ bé.
-Nước có diện tích rất rộng:
A-rập-xê-ut : 2.400.000 km2
Iran : 1.648.000 km2
-Nước có diện tích rất nhỏ:
Co-oet : 22.014 km2
Cata : 18.000 km2
Nhóm 2 :Dân số Tây Nam Á ? Phân bố ? Vì sao ?
Dân số : 313,3 triệu người (2005)
Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
Mật độ phân bố dân rất không đồng đều.Núi, sơn nguyên, cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, cộng với điều kiện khí hậu khô nóng nên dân cư sống tập trung ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, ven biển, những nơi có mưa, có nước ngọt.

THÁNH ĐỊA MÉCCA
THÁNG RAMADAN-THÁNG ĂN CHAY
ĐỌC KINH
Nhóm 3: Khu vực Tây Nam Á phát triển ngành kinh tế nào? Tại sao lại phát triển ngành kinh tế đó?
Trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ lớn nằm gần cảng, hàm lượng cácbon lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao…là điều kiện để các nước Tây Nam Á phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
Ngoài ra khu vực còn khai thác than, kim loại màu, luyện kim, chế tạo máy, các ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp nhẹ.
Nhóm 4:Dựa vào hình 9.4 cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực nào?
Nhiều ống dẫn dầu lớn dài hàng ngàn km nối các mỏ tới các cảng ở Địa Trung Hải, vịnh Pec-xich xuất đi các châu lục: châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương, Nhật Bản…
3.Đặc điểm dân cư,kinh tế, chính trị:
-Dân số 313,3 triệu người(2005)
-Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực?
Với nguồn tài nguyên giàu có, vị trí chiến lược quan trọng nên từ xưa ở khu vực này đã xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt giưac các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực.Tây Nam Á là một điểm nóng, một vùng sinh động nhất cuẩ thế giới.Là nơi luôn xảy ra các cuộc chiến tranh giành quyền lợi giữa Ixraen với Palextin, Ixraen với Xiri, Ixraen với Ai Cập, Iran với Irắc…
Grudia
Lánh nạn ở Palextin
Xung đột và khủng bố
Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh
xung đột giữa các nước, các dân tộc
các tôn giáo, các giáo phái cực đoan
Phong trào li khai, nạn khủng bố diễn ra
ở nhiều nước.
Hậu quả của cuộc xung đột và khủng bố
3.Đặc điểm dân cư,kinh tế, chính trị:
-Dân số 313,3 triệu người(2005)
-Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
-Tình hình chính trị diễn biến phức tạp
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1:
Tây Nam Á có các kiểu khí hậu:
a.Kiểu núi cao, cận nhiệt Địa Trung Hải và nhiệt đới gió mùa.
b.Cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt Địa Trung Hải.
c.Cận nhiệt Địa Trung Hải,Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới khô.
Bài 2:
Đặc điểm chủ yếu của 3 miền địa hình Tây Nam Á?
-ĐôngBắc:…………………………….
-Ở giữa :………………………………
-Tây Nam:……………………………
Đồng bằng
Các dãy núi cao
Sơn nguyên
Bài 3:
Dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
a.Ki-tô giáo
b.Phật giáo
c.Hồi giáo
d.Ấn Độ giáo
Dặn dò:
-Học bài cũ.
-Xem trước bài mới : Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
-Tìm hiểu hệ thống núi Hymalaya
-Xem lại đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa
Chúc các thầy cô sức khỏe
Chúc các em học giỏi, chăm ngoan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hồng Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)