Bài 9. Khu vực Tây Nam Á

Chia sẻ bởi Lê Việt Anh | Ngày 24/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Khu vực Tây Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

CÙNG CÁC EM HỌC SINH
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
Gv: trÇn thÞ chinh- tr­êng thcs XU©n B¸i- Thä Xu©n
ôn tập
Châu Á
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
- Địa hình
- Khoáng sản
Khí hậu
- Sông ngòi, cảnh quan
Đặc điểm dân cư và xã hội
Đặc điểm kinh tế
Các khu vực
- Tây Nam Á
Nam Á
Đông Á
Đông Nam Á
I/ Lý thuyÕt
ĐÔNG NAM Á
KHU VỰC TÂY NAM Á
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Nằm giữa các vĩ tuyến khoảng 12°B đến 42°B
- Tiếp giáp các vịnh, biển..
Các khu vực, Châu Lục
Ý nghĩa:
- Vị trí chiến lược quan trọng, nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen ra ĐTH, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào xuy- ê và biển đỏ
- Tuy nằm gần biển nhưng nhìn chung có khí hậu khô hạn và nóng nhất của vùng Tây Nam lục địa Á- Âu
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
- Địa hình:
+ Diên tích rộng trên 7 triệu km².
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, Từ bắc xuống nam có thể phân biệt làm 3 miền
Sông ngòi: kém phát triển nhất
Khí hậu nhiệt đới khô do địa hình có nhiều núi cao bao quanh, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch
- Khoáng sản: dầu mỏ có trừ lượng lớn
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ- KINH TẾ- CHÍNH TRị
-Dân số : 286 tr người.
Dân cư chủ yếu theo đạo hồi
Chính trị: không ổn định
- Kinh tế: công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh. Nhất là công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ : hằng năm các nước trong khu vực khai thác được hơn 1 tỉ tấn, chiếm 1/3 sản lượng toàn thế giới.
KHU VỰC NAM Á
H: Khu vực Nam Á tiếp giáp biển, đại dương, vịnh và khu vực nào của Châu Á
H: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền địa hình.
1. Vị trí địa lí-địa hình:
- Nằm về phía Nam châu Á trên phần lớn bán đảo Đê Can.
- Có ba miền địa hình chính: Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ, phía nam là sơn nguyên Đê Can, ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.
- Sự hoạt động gió mùa kết hợp với địa hình khu vực làm cho lượng mưa phân bố không đều: phía đông khu vực có lượng mưa nhiều nhất thế giớí, phía tây khu vực là vùng hoang mạc và bán hoang mạc ăn ra sát biển.
- Có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng…
- Có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể
3. Dân cư và đặc điểm kinh tế xã hội:
Là khu vực có số dân đông nhất châu á. Năm 2001 là 1356 tr người, mật độ dân số cao.
Sự phân bố dân cư không đều: tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng và khu vực có nhiều mưa. Thưa dân ở vùng sâu trong nội địa trên các cao nguyên...
Dân cư chủ yếu thao Ấn độ giáo và Hồi giáo
Kinh tế: Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển. Trong đó Ấn độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Công nghiệp: có nhiều ngành đạt trình độ cao, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới: năng lượng, luyện kim, cơ khí, chế tạo....và các ngành công nghiệp nhẹ
+ Nông nghiệp: đạt được nhiều thành tựu nhờ các cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng...
KHU VỰC ĐÔNG Á
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Gồm hai bộ phận:
+ Đất liền: TQ và BĐ Triều tiên
+ Hải đảo: quẩn đảo nhật bản, đảo Đài Loan và Hải Nam
Đặc điểm tự nhiên
Phần đất liền: chiếm 83,7 % S lãnh thổ gồm hệ thống núi cao hiểm trở, các sơn nguyên đồ sộ, bồn địa rộng, nhiều đồng bằng màu mỡ
Phần hải đảo: chiếm 16,3 % S lãnh thổ là một vùng núi trẻ : núi lửa, động đất .
Khí hậu :
- Phía đông phần đất liền và hải đảo : chia làm hai mùa rõ rệt
+ Mùa đông : có gió mùa Tây Bắc thời tiết khô và lạnh .
+ Mùa hè : có gió đông nam thời tiết mát ẩm mưa nhiều .
Phần phía tây đất liền : khí hậu khô hạn.
Cảnh quan:
Dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế
- Có dân số đông, nhiều hơn dân số các châu lục khác trên thế giới.
- Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực.
- Nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu. (quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu tiến đến sản xuất để xuất khẩu)
Có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
+ NhËt B¶n
+ Trung Quèc
ĐÔNG NAM Á
khu vực đông nam á
Quần đảo Mã Lai
II. THùC HµNH:
1. Kỹ năng:
- Nhận xét các bảng số liệu (bài 2, 13)
- Vẽ biểu đồ cột. (bài 2, 13)
2. Một số bài tập:
a. Nhận xét các bảng số liệu (bài 7, 13)
b. Vẽ biểu đồ cột. (bài 7, 13)
*Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...)của 1 số địa phương qua 1 số năm
*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột :
Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp
Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau )
Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ )
*Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp
+Biểu đồ cột đơn
+Biểu đồ cột chồng
+Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng )
+Biểu đồ thanh ngang
  
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Việt Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)