Bài 9. Khu vực Tây Nam Á

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngôi Em | Ngày 24/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Khu vực Tây Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA ĐỊA LÝ
ĐỊA LÝ
KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Người soạn:
Nguyễn Văn Ngôi Em
KHU VỰC TÂY NAM Á
TÂY NAM Á
1. Điều kiện phát triển kinh tế
2. Tình hình phát triển kinh tế
3. Mối quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Vị trí địa lý
Cực Bắc 42 0 B
Cực Nam 12 0 30’ B
Cực Tây 42 0 Đ
Cực Đông 75 0 Đ
Điểm cực Nam 12030’B,
Điểm cực Bắc 42oB.
Điểm cực Tây 42oĐ.
Điểm cực Đông 75oĐ
Vị trí Tây Nam Á
Có diện tích khoảng 7 triệu km2
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Vị trí địa lý
Vị trí Tây Nam Á trên bản đồ thế giới
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Vị trí địa lý
Có chiều dài Bắc – Nam 3.300 km ( tù 12o30’ đến 42o VĐB), chiều dài Đông – Tây 4.200 km ( từ 26 đến 75 KĐĐ)
bao gồm nhiều nước có diện tích khác nhau.
3.300 km
4.200 km
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với vịnh Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Caxpi, án ngữ kênh đào Xuyê, tiếp giáp với khu vực Trung Á, Nam Á, Châu Phi
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Vị trí địa lý
Biển Đen
Biển Ca-xpi
Địa Trung Hải
Biển Đỏ
Vịnh Pec - xích
Biển A-rập
Khu vực
Nam Á
Khu vực Trung Á
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.2.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa hình và tài nguyên đất
Chí tuyến Bắc
Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, có nhiều hoang mạc và sa mạc. Khí hậu khắc nghiệt, có đường chí tuyến đi qua gần như giữa khu vực, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô, nóng
- Phía Đông Bắc và Tây Nam tập trung nhiều núi và sơn nguyên đồ sộ có thể chia địa hình thành 3 miền:
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa hình và tài nguyên đất
Chí tuyến Bắc
- Miền Bắc có những cao nguyên rộng lớn (cao nguyên Anatôli độ cao từ 800-1000m.
- Miền Tây và Nam khu vực Trung Cận Đông là bán đảo Arabi ( Arập), có diện tích gần 3 triệu km2 xung quanh miền có những dãy núi chạy ven bờ biển và bao bọc vùng hoang mạc rộng lớn.
- Miền giữa là đồng bằng Lưỡng Hà do sông Tigơri và Ơphơrat bồi đắp. có thể phát triển nông nghiệp đây là yếu tố quan trọng hình thành nuôi dưỡng nền văn minh Lưỡng Hà.
ANATÔLI
SN Iran
SN Arập
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Khí hậu
Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới mang tính lục địa. Nóng về mùa hè lạnh về mùa đông, lượng mưa ít phân bố không đều
Lược đồ các đới khí hậu Châu Á
- Vùng đồng bằng Lưỡng Hà có lượng mưa trung bình 300mm, nhiệt độ mùa hè có khi đến 48oC
- Vùng phía bắc mưa nhiều từ 2000 - 3000mm, trung tâm các cao nguyên mưa ít từ 200 – 250 mm. Ở vùng phía Đông và Đông Nam ít mưa, khí hậu khô, nóng, lượng mưa chỉ khoảng 100 mm.
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Khí hậu
- Vùng có rất ít sông hồ, các sông lớn là Ơphơrat dài 3060 km, sông Tigơrơ dài 2700km, sông Kazin Iăcmác dài 800km, sông Sakaria dài 600km các sông đều bắt nguồn từ vùng núi cao phía bắc, chỉ có hai sông Tigơri và Ơphơrat là chảy ngược ra đến biển.
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
sông Ơphơrat
sông Tigơrơ
1.1.3. Sông hồ
Là hồ lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, nằm xa về phía đông của quốc gia này. Nó là một hồ nước mặn, nhận nước từ một loạt các con suối nhỏ chảy xuống từ các dãy núi bao quanh. Hồ Van là một trong các hồ nội lưu (nghĩa là không có lối thoát ra) lớn nhất thế giới. Lối thoát ra ban đầu từ bồn địa đã bị phun trào núi lửa thời cổ đại chặn lại.
- Hồ nước ngọt Tibêriát (nằm giữa Xiri và Ixraen
- Hồ nước mặn lớn nhất là hồ Van diện tích 3.700km2 ở độ cao 1665m
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.3. Sông hồ
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.4. Khoáng sản
Là khu vực giàu có về dầu mỏ, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (5000) tỷ thùng), có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới như: Ảrập xêut: 26 tỷ tấn; Côoet: 15 tỷ tấn …
Nguồn tài nguyên quan trọng là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn, tập trung phân bố ven vịnh Pec-xich, đồng bằng Lưỡng Hà.
Thực vật, động vật ở đây nghèo nàn chủ yếu là cây bụi, cây gai, động vật chỉ có các loài bò sát, gặm nhắm nhỏ.
Biểu đồ dự báo sản lượng dầu mỏ còn cung cấp cho thế giới
Số năm còn cung cấp cho thế giới
19.7
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Dân cư – xã hội và chế độ chính trịnh
1.1.5. Dân cư – xã hội
Số dân toàn vùng không đông năm 2004 là 289,6 triệu người. Dân số hơn 313 triệu người (năm 2005).
Mật độ dân cư ở Tây Nam Á thấp dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven biển Địa Trung Hải, các vùng khai thác dầu mỏ của Irac, Kôoet, Arap xeut... Tại các vùng núi và sa mạc dân cư rất thưa thớt.
Phần lớn số dân trong khu vực sinh sống bằng nông nghiệp
Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á
Lược đồ phân bố dân cư Châu Á
Các nước Trung Cận Đông giành được độc lập trong thời điểm khác nhau nhưng chủ yếu là giai đoạn sau thế chiến thứ hai. Phần nhiều các nước theo chế độ Cộng Hòa trừ một số nước thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến (Arap xeut, Kôoet, Baranh, Cata, Ooman, Joocđani). Tây Nam Á luôn là điểm nóng về an ninh chính trị trong nhiều năm qua, được thế giới quan tâm
Tháng 9/1980 chiến tranh Iran và Irac xảy ra và ngày 17/01/1991 Hoa kỳ và một số nước tấn công Irac làm cho nhiều cuộc khủng bố liên tiếp xảy ra trên đất nước này.
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Dân cư – xã hội và chế độ chính trị
1.1.5. Dân cư – xã hội
Qua những bất ổn chính trị và kinh tế bị tàn phá đã làm hạn chế sự đầu tư của nước ngoài và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của nhiều nước Tây Nam Á.
1. Điều kiện phát triển kinh tế
1.1. Dân cư – xã hội và chế độ chính trị
1.1.5. Dân cư – xã hội
Phần lớn là người Ả rập theo đạo Hồi
Vu?n treo Babilon
Nhà Thờ Hồi Giáo
Tây Nam Á có nhiều nền văn minh cổ đại ( Nền văn minh Lưỡng Hà)
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
Mặc dù chịu ảnh hưởng rất nặng nề của chiến tranh và sự khai thác tài nguyên của các đế quốc. Tuy nhiên khu vực Tây Nam Á vẫn là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực Tây Nam Á là 5,9% trong năm 2008 và ước đạt 5% trong năm 2009 mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Trong đó, bốn nước đứng đầu về GDP theo đầu người là Qatar, Kuwait, UAE và Israel.
Tăng trưởng GDP trong khu vực (%)
Năm 2009, để chống lại sự suy thoái kinh tế, hầu hết các nước vùng Vịnh mở rộng ngân sách của mình để hỗ trợ nền kinh tế.
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
Tình hình lạm phát trong khu vực (%)
Cụ thể, A Rập Xê-út và UAE đã cung cấp các gói kích thích kinh tế lớn, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2010.
Ngành công nghiệp luyện gan thép được phát triển ở một số nước thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Iran,..ngành công nghiệp cơ khí chủ yếu là lắp ráp sửa chữa, sản xuất tàu thủy trọng tải nhỏ, máy kéo, toa xe lửa, chỉ có Ixraen phát triển ngành công nghệ cao sản xuất vũ khí chiến tranh.
Các ngành công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ được phát triển. Dù có bất ổn của chiến tranh tuy nhiên cho đến nay khu vực Tây Nam Á vẫn là khu vực sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.1. Công nghiệp
Công nghiệp khai thác dầu khí, dệt, nhiệt điện, hóa chất là những ngành chủ yếu ở các quốc gia như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Iran, Irắc,..
Sự phân bố các ngành công nghiệp ở Tây Nam Á
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.1. Công nghiệp
Nền công nghiệp kém phát triển, nhiều khó khăn do thiếu vốn, công nghệ, kinh nghiệm,… Trong các ngành công nghiệp của các nước Tây Nam Á thì công nghiệp dầu mỏ giữ vai trò quan trọng, đứng đầu là A Rập Xê-út có sản lượng dầu lửa lớn nhất khu vực và thế giới.
Tính đến tháng 11 năm 2004, A Rập Xê-út sản xuất tới 9,5 triệu thùng/ngày, chiếm 11,3 % tổng sản lượng dầu sản xuất trên thế giới (Nga : 10,9%, Hoa kỳ: 9%).
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.1. Công nghiệp
Sản lượng dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nướcEU và 40% cho các nước ở Hoa Kỳ.
Lược đồ xuất khẩu dầu mỏ đi các nước
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.2. Nông nghiệp
Trong ngành trồng trọt, cây lương thực như lúa mì, lú gạo, lúa mạch giữ vai trò quan trọng. Nhìn chung sản lượng và năng suất các loại cây lương thực ở các nước còn thấp không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và thường phải nhập nhiều lương thực
Ngành chăn nuôi kém phát triển, chỉ có một số nước có ngành chăn nuôi tương đối phát triển Thỗ Nhĩ Kỳ, Irac, Iran, Apganixtan. Ngành đánh cá được phát triển ở Ôman
Nông nghiệp là ngành sản xuất được coi trọng ở nhiều nước. Đối với một số nước Tây Nam Á nông sản được xem là mặt hàng chính trong cơ cấu xuất khẩu
Cơ sở vật chất kỹ thuật nền nông nghiệp nhiều nước nghèo nàn, lạc hậu, cơ giới hóa và sử dụng phân bón hóa học còn hạn chế. Khí hậu khắc nghiệt nên việc phát triển thủy lợi có tầm quan trọng.
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.3. Dịch vụ
2.3.1. Giao thông vận tải
Tây Nam Á (Trung Cận Đông) có vị trí thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế. Biển Đỏ cũng là nơi mà tàu biển từ châu Âu sang Châu Á qua lại nhiều.Có các eo biển Bapen Mandep ( Biển đỏ), Oacmut, … cảng biển lớn Tripoli, Baayrrut, tenvip … cũng có ý nghĩa quan trọng trong hàng hải quốc tế.
Đường sắt là phương tiện vận tải quan trọng ở khu vực Tây Nam Á. Trung Cận Đông còn nằm trên đường hàng không quốc tế nối liền Châu Âu với nhiều nước Châu Á, Trung Cân Đông còn có nhiều sân bay quốc tế như: Đamat (Xiri), Bâyrut (Li Băng), Ancara (Thổ Nhĩ Kỳ), Batđa (Irac), Têhêran (Iran).
Các nước Tây Nam Á buôn bán với nhiều nước tư bản phát triển nhất là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan… Tuy nhiên nền kinh tế trình độ vẫn còn lạc hậu, chậm phát triển, ngành công nghiệp dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2. Tình hình phát triển triển kinh tế
2.3. Dịch vụ
2.3.1. Ngoại thương
Giá trị xuất nhập khẩu của các nước Trung Cận Đông chiếm một thị phần khiêm tốn so với thế giới: năm 1998 là 6,8%, 1993 là 3,4%, Năm 2005 là 3,9%, trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.
I ran , Irac, Arap xeut là những nước xuất khẩu dầu lửa và nông sản. Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Apganixtan, Ixraen,…là những nước xuất khẩu nông sản. Ngoài ra Ixraen là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghệ cao và vũ khí chiến tranh.
Giá trị nhập khẩu của các nước Trung Cận Đông trong thị phần thế giới năm 2003 là 6,3%, năm 1993 là 3,3% và năm 2002 chiếm 2,7%.
3. Mối quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á
Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 1,14 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu sang Trung Đông tăng mạnh, đạt 1,65 tỷ USD, tăng 44,7% so với năm 2009. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với tất cả 16 nước Trung Đông.
Trong năm 2010, một số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tính theo kim ngạch bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ (528 triệu USD), UAE (508 triệu USD), Iraq (188 triệu USD), Ảrập Saudi (144 triệu USD), Israel. (97 triệu USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Đông gồm: hàng hải sản (163 triệu USD), gạo (149 triệu USD), sợi (137,5 triệu USD), điện thoại di động (134,5 triệu USD), vải (110,4 triệu USD), …
3.1. Trao đổi thương mại
3. Mối quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á
3.2. Hợp tác và đầu tư
Hiện nay, Ảrập Saudi đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực: dầu khí (xây dựng nhà máy lọc dầu và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy); xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, bất động sản...
Tháng 2/2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ký thỏa thuận với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Ảrập Saudi (Aramco) về hợp tác trong việc cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cung cấp sản phẩm khí hóa lỏng (LPG) và trong các dự án lọc hóa dầu nói chung của Việt Nam.
Việt Nam đã có mối quan hệ với tất cả các nước trong khu vực Tây Nam Á và đã mở 5 thương vụ tại các nước: Cô-oét, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, I-rắc.
Thủ tướng tiếp tân Đại sứ Irắc
Tổng thống Talabani tiếp Đại sứ Phạm Sỹ Tam (trái)
Việt Nam và Kuwait ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait
Bên cạnh đó, Kuwait còn là đối tác cung cấp ODA quan trọng cho Việt Nam. Tính đến nay, thông qua Quỹ phát triển kinh tế Ảrập của Kuwait, Kuwait đã cho Việt Nam vay vốn 9 dự án với tổng trị giá giá cho vay là 38 triệu đina Kuwait, tương đương 140 triệu USD.
3. Mối quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á
3.2. Hợp tác và đầu tư
Nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 4/2008 của Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, PVN đã ký thỏa thuận với Tổng công ty Dầu khí Kuwait (KPC) và đối tác Nhật Bản cùng tham gia dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
3. Mối quan hệ Việt Nam – Tây Nam Á
3.2. Hợp tác và đầu tư
Ngày 9/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đề án đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu khí; lao động; thương mại; tài chính - ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông tin văn hóa, thể thao,..
Ngày 15/12/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 6583/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008-2015.
Trong những năm tới, dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Trung Đông năm 2011 sẽ đạt khoảng 1,98 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2010), năm 2015 sẽ đạt khoảng 4,1 tỷ USD.
BÀI BÁO CÁO ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ CHÚC SỨC KHỎE
LỚP
ĐHSĐỊA10_L2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngôi Em
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)