Bài 8. Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời

Chia sẻ bởi Lê Đăng Sự | Ngày 13/10/2018 | 133

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

NS: 14/10/2017
NG: 17/10/2017
Tiết 17: Bài 7: Quan sát hệ mặt trời (tiết 2)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách khởi động/thoát khỏi phần mềm.
- Biết sử dụng chuột để điều khiển nút lệnh quan sát để tìm hiểu về Hệ mặt trời
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc sử dụng chuột để điều khiển các nút lệnh của phần mềm để quan sát, khám phá Hệ mặt trời.
- Thực hiện được việc điều khiển khung nhìn để quan sát Hệ mặt trời; chuyển động của Trái đất và Mặt Trăng; hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
3. Thái độ:
- Yêu cầu học sinh thực hành nghiêm túc, ngồi đúng tư thế, không được làm các việc khác ngoài nội dung thực hành.
- Có thái độ say mê, kiên trì trong việc thực hành.
II. Đồ dùng dạy học (Chuẩn bị)
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép
III. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ dạy
Hoạt động 1: Khở động/Mở bài (3`)
Ổn định tổ chức lớp học
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
Các bước tiến hành
HĐ củu GV
HĐ của HS

- Em hãy giải thích hiện tượng ngày, đêm,
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, ghi điểm
- Hôm nay chúng ta sang bài 7: Quan sát hệ mặt trời (T2)
- HS trả lời




- Hs viết bài vào vở

 Hoạt động 2: Quan sát mặt trăng (15’)
Mục tiêu: Học sinh xác định được khi nào trăng tròn, khi nào trăng khuyết, nhật thực , nguyệt thực
Cách tiến hành:

GV: Giới thiệu giao diện cửa sổ quan sát mặt trăng và ý nghĩa của các nút lệnh:
- Quan sát mặt trăng như một hành tinh
- Khám phá hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết
- Giải thích hiện tượng thủy triều trên trái đất
- Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
? Mặt trăng là một hành tinh có thể tự phát sáng hay không ?
? Thời gian mặt trăng quay xung quanh trái đất một vòng là bao lâu ?
GV: Mặt trời luôn chiếu sáng một nửa bề mặt của mặt trăng. Từ trái đất nhìn lên mặt trăng chúng ta chỉ thấy phần được chiếu sáng đó của mặt trăng. Khi quay trên quỹ đạo thì tùy thuộc vào vị trí của mặt trăng ở từng thời điểm khác nhau trong tháng, em sẽ quan sát được hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết.







GV: Giới thiệu cách quan sát hiện tượng trăng tròn trăng khuyết trên phần mềm








GV: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng, trái đất và mặt trời ở những vị trí đặc biệt. ? Thế nào là hiện tượng nhật thực?
GV: Dùng sơ đồ và phần mềm giải thích cho HS.
















? Thế nào là hiện tượng nguyệt thực ?
GV: Dùng sơ đồ và phần mềm để giải thích cho HS





















3. Quan sát mặt trăng
- HS lắng nghe










HS: Không tự phát sáng

HS: 1 tháng

















- HS quan sát










- HS: Trả lời như SGK-47






















- HS: Trả lời như SGK-47




Hoạt động 3 : Quan sát mặt trời (10’)
Mục tiêu: Học sinh có kỹ năng quan sát mặt trời, quan sát quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
Cách tiến hành:

GV: Hướng dẫn HS mở cửa sổ quan sát mặt trời trên phần mềm
GV: Mặt trời là một quả cầu lửa và là hành tinh lớn nhất của Hệ mặt trời. Tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời đều quay quanh mặt trời với các quỹ đạo và vận tốc khác nhau.
GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mô phỏng bề mặt của mặt trời và xem các thông tin trong phần mềm

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đăng Sự
Dung lượng: 8,34MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)