Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dần | Ngày 09/05/2019 | 157

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐÈO NGANG
Dèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bỡnh.
Là địa danh nổi tiếng trên đất nước ta.
Cảnh Dèo Ngang ngày nay:
chân dung Bà Huyện Thanh Quan
Qua đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chọ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Đề
Thực
Luận
Kết
Đối
Đối
? Dựa vào 4 câu thơ đầu em hãy cho biết cảnh đèo Ngang hiện ra qua những chi tiết nào?
Thảo luận theo bàn
Thời gian 3’
- Thời gian:
- Không gian:
- Cảnh vật:
- Con người:
Đèo Ngang – mênh mông, rộng lớn.
Buổi chiều tà – gợi nỗi buồn, nhớ.
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”: Hoang sơ, heo hút.
“Tiều vài chú, chợ mấy nhà”: bé nhỏ, ít ỏi
? Trong 4 câu thơ đầu có nét nghệ thuật gì đắc sắc? Tác dụng của nét nghệ thuật ấy?
- Động từ: “chen” – điệp từ.
- Từ láy tượng hình: lom khom, lác đác.
- Đảo cấu trúc câu, đảo từ trong cụm danh từ:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Vài chú tiều lom khom ở dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác ở bên sông)
- Đối thanh, đối ý, từ loại: câu 3 và 4 Lom khom >< lác đác
Dưới núi >< bên sông
Tiều vài chú >< chợ mấy nhà
Lom khom dưới núi tiều vài chú >< Lác đác bên sông chợ mấy nhà.


Nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nghiệp của con người và sự hoang vắng, hiu quanh của cảnh vật.
- Điệp âm: tà, nhà, hoa, lá, đá
? Những nét nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong 2 câu luận là gì?Tác dụng của chúng?
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
- Chơi chữ: quốc = nước, gia = nhà => quốc gia = nước nhà.
- Ẩn dụ, điển tích: chim quốc.
Đối ý: nhớ nươc – thương nhà, đau lòng – mỏi miệng
- Đảo cấu trúc câu.
Nỗi buồn nhớ nước, thương nhà của người khách lữ thứ.
Thảo luận
Chia 3 nhóm, thời gian thảo luận 5’
Trả lời vào phiếu học tập.
Nhóm 1: Tìm các nét nghệ thuật có trong 2 câu kết?
Tác dụng của chúng?
Nhóm 2: Em hiểu như thế nào về cụm từ “ta với ta”?
Nhóm 3: Bài thơ tả cảnh hay tả tình?
Câu 1: Các nét nghệ thuật:
- Đối:
Trời, non, nước >< mảnh tình riêng
(Cảnh: bao la, rộng lớn) (tình: nhỏ nhoi, cô đơn)
- Nhịp thơ đặc biệt: Dừng chân đứng lại/ trời/ non/ nước. (4/1/1/1)
Tạo ấn tượng mạnh về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.
Trước thiên nhiên rộng lớn, con người càng trở nên bé nhỏ, cô đơn.
Nhóm 2: Ý nghĩa cụm từ “ta với ta”
Điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất, số ít. Hai từ “ta” nhưng chỉ 1 con người
Cực tả nỗi buồn thầm lặng, cô đơn tột cùng của người khách lữ thứ
Nhóm 3: Bài thơ tả cảnh hay tả tình?
- Bài thơ tả cảnh, ngụ tình, gửi gắm tình cảm vào thiên nhiên.
Đèo Ngang ngày nay
HDVN
Học thuộc bài thơ và ghi nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật.

Làm bài tập phần luyện tập và bài tập trong SBT.
 
Chuẩn bị bài “Bạn đến chơi nhà”: đọc bài và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.

CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dần
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)