Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi Nguyễn Ích Tân | Ngày 28/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài 8 -- Tiết 29.
Lớp 7A5
Toàn cảnh đèo Ngang
Đường lên Đèo Ngang
I. Tìm hiểu chung
Tác giả - tác phẩm:
- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh.
- Chồng làm tri huyện Thanh Quan nên có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan.
- Nữ thi sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 19.

a/ Tác giả:
b/ Tác phẩm.
* Hoàn cảnh ra đời:
Hoàn cảnh lịch sử: thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến
Hoàn cảnh của cá nhân nhà thơ: phải xa gia đình, xa quê hương vào kinh đô Huế dạy học.
Bài thơ được làm trên đường vào Phú Xuân lúc bước tới Đèo Ngang.
Thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật)
- Số câu: một bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Vần: gieo ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (chỉ có vần bằng).
- Đối: câu 3- 4
câu 5 - 6
- Luật: bằng
trắc
- Căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1.
- Thanh bằng - Luật bằng
Thanh trắc - Luật trắc
- Kết cấu: 4 cặp câu.
+ 2 câu đề : mở đề và bắt đầu mở ý.
+ 2 câu thực : miêu tả cụ thể tình.
cảnh.
sự vật.
+ 2 câu luận : bàn luận và nhận xét.
+ 2 câu kết : khép bài thơ bằng những ý kết luận.
vần
đối nhau
2 câu đề
đối nhau
2 câu thực
2 câu luận
2 câu kết
vần
vần
vần
vần
niêm
niêm
niêm
Bố cục thơ thất ngôn bát cú
2/ Đọc, bố cục và giải thích từ khó.
a/ Đọc:
- Châm, buồn, ngắt nhịp đúng 4/3
b/ Bố cục của bài thơ.
c/ Chú thích. SGK- 104
Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Phần Đề
Phần Thực
Phần Luận
Phần Kết
II/ Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh Đèo Ngang:
- Thời gian:
Buổi chiều, bóng xế tà (hoàng hôn)
đó là thời gian gợi nỗi buồn
Cảnh vật: Cỏ, cây, hoa, lá, đá
? điệp từ "chen"-> gợi vẻ hoang sơ rậm rạp.
- Con người: Vài chú tiều / mấy nhà chợ.
Nghệ thuật: Dùng từ láy tượng thanh, đảo ngữ -> cuộc sống của con người thưa thớt, nhỏ nhoi
- Điệp từ "chen" khiến ta hình dung cảnh vật bề bộn, ngổn ngang trong đá núi, tuy tươi tốt xum xuê xong bao trùm vẫn là cảnh sắc um tùm, hoang dã.

- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối cùng với việc sử dụng từ láy có hiệu quả khắc hoạ cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những con người đã nhỏ, ở tư thế "lom khom" lại càng nhỏ bé hơn, lam lũ, tội nghiệp.


II/ Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh Đèo Ngang:
- Thời gian:
Buổi chiều, bóng xế tà (hoàng hôn)
đó là thời gian gợi nỗi buồn
Cảnh vật: Cỏ, cây, hoa, lá, đá
? điệp từ "chen"-> gợi vẻ hoang sơ rậm rạp.
- Con người: Vài chú tiều / mấy nhà chợ.
Nghệ thuật: Dùng từ láy tượng thanh, đảo ngữ -> cuộc sống của con người thưa thớt, nhỏ nhoi
Âm thanh: quốc quốc/ gia gia
-> Khắc khoải, buồn bã.
 C¶nh ®Ñp nh­ mét bøc tranh víi nói ®Ìo b¸t ng¸t, hïng vÜ nh­ng cßn hoang s¬
 Gîi c¶m gi¸c buån, v¾ng lÆng
Thảo luận :
Có bạn cho rằng 4 câu thơ đầu đơn thuần là tả cảnh, có bạn lại cho rằng trong cảnh đã có tình. ý kiến của em như thế nào?
? Đó là bức tranh tả cảnh ngụ tình, trong cảnh đã có tâm trạng con người, đó là nỗi buồn bao trùm lên cảnh vật.
2. Tâm trạng nhà thơ
? Hình ảnh đối lập cực tả nỗi cô đơn tuyệt đối của nữ sỹ Thanh Quan. -> Tâm sự hoài cổ.
Nhớ nước, thương nhà->nỗi cô đơn không người chia sẻ.
Trời non nước>< một mảnh tình riêng, ta với ta
"Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta."
- Ngẩng đầu lên là trời, nhìn xuống là non và nước.
Cụm từ "ta với ta" đối lập với "trời - non - nước". Một bên là cái bao la, bát ngát, trùng điệp của trời, non, nước, một bên là cái cô đơn của "mảnh tình riêng" không người chia sẻ. Trước cái mênh mông, vô cùng vô hạn của trời đất, tác giả cảm thấy mình vô cùng bé nhỏ, bà sững lại để quay trở về với chính tâm tư của mình, đối diện với chính mình, cô đơn đến tuyệt đối.
- Cụm từ "ta với ta" kết thúc bài thơ khẳng định sự đơn độc, lẻ loi đến nao lòng của một "nhi nữ" trên Đèo Ngang giữa cung đường nghìn dặm.
- Tâm sự u hoài được gửi gắm vào bức tranh phong cảnh bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình; bà mượn cảnh để nói lên nỗi nhớ nhà khắc khoải, nỗi đau và sự xót thương một dĩ vãng đã mất.
- Tâm trạng ấy còn được biểu hiện trực tiếp bằng việc nhà thơ mượn âm thanh của tiếng chim cuốc, chim đa đa để nói lên nỗi nhớ nước thương nhà. Cái hoang vắng của cảnh vật thiên nhiên làm nền cho nỗi cô đơn của tâm hồn.

III. Tổng kết:
- Ngôn ngữ trang nhã, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Sử dụng phép đối, đảo ngữ, điệp ngữ, từ láy tài tình
Nghệ thuật:
2/ Nội dung
- Bức tranh cảnh Đèo Ngang buồn, vắng lặng
- Bộc lộ tâm trạng khắc khoải, nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Với ngôn ngữ trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng đẹp mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
* Nhận xét của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về Bà Huyện Thanh Quan:
1. "ở tất cả những bài thơ viết bằng luật Đường của bà, niêm luật đều chặt chẽ mà không có cảm giác gò bó, xếp đặt, câu thơ trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu. Bà là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nước ta".
(Nguyễn Lộc - Từ điển Văn học)
2. "Những bài thơ Nôm của bà truyền lại có ít, phần nhiều là thơ tả cảnh, tả tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức, thường nghĩ tới nhà, tới nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện".
(GS Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu)
Luyện tập:

Đọc diễn cảm Bài thơ
Nêu hàm ý của cụm từ "ta với ta"
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói lên cảm nghĩ của em về điều mà em thích thú nhất ở bài thơ này.
Thăng Long thành hoài cổ
(Bà Huyện Thanh Quan)
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường.
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Nước còn câu mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Chiều hôm nhớ nhà
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương đài người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ích Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)