Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi Phạm Thị Phượng | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:


Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học trung đại





Bài giảng minh họa:

QUA ĐÈO NGANG



Bài 8
Tiết 29 Văn bản

QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông,chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng,con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
( Bà Huyện Thanh Quan )
I. Đọc-tìm hiểu chú thích
1. Tác giả
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỷ 19.
- Nữ sĩ tài danh trong thời trung đại.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi đi vào Nam nhận chức và qua Đèo Ngang.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

*Đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú
- Bố cục:
+ Đề: Câu 1: (phá đề)  mở ý của đầu bài.
Câu 2: thừa đề  tiếp ý câu trên và chuyển vào thân bài.
+ Thực: (câu 3, 4)  giải thích rõ ý nghĩa đầu bài.
+ Luận: (câu 5, 6)  phát triển rộng ý đầu bài.
+ Kết: (câu 7, 8): Kết thúc ý toàn bài.
- Gieo vần: Chữ cuối của câu 1,2,4,6,8  vần bằng
- Luật: tiếng thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (tới)  bài thơ thuộc luật trắc:
- Niêm: câu 1 niêm câu 8; câu 2 niêm câu 3; câu 4 niêm câu 5; câu 6 niêm câu 7.
 không đúng những điều trên, bài thơ được gọi là thất niêm, thất luật.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Điệp ngữ
=> Cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà
2. Hai câu thực

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Phép đối, đảo ngữ, từ láy gợi hình
=> Cảnh hoang sơ, heo hút thấp thoáng có sự sống con người
3. Hai câu luận
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Hỏi: Em hãy phân tích nghệ thuật ở hai câu thơ này?
( Thảo luận )

3. Hai câu luận
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Đối lập, chơi chữ, ẩn dụ
=> Nỗi niềm thương nước, nhớ nhà của tác giả
4. Hai câu kết
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Nêu nhận xét của em về các hình ảnh “trời, non, nước”, “một mảnh tình riêng” ?
( Thảo luận )
4. Hai câu kết
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Tương quan đối lập
=> Nỗi buồn cô đơn thầm kín giữa trời nước bao la.
III. Ghi nhớ
Học SGK/ 104
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” ?

DẶN DÒ
Học thuộc bài thơ
Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư
Ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)