Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai | Ngày 28/04/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GiỜ TiẾT HỌC HÔM NAY
MÔN: NGỮ VĂN 7
GV thực hiện: Nguyễn Thị Mai
Tổ: Xã hội
Trường THCS A Roàng
KIỂM TRA BÀI CŨ

Em hãy đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Cho biết bài thơ viết theo thể thơ nào?
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẵn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
ĐÈO NGANG
Tranh vẽ Bà Huyện Thanh Quan
Phần mộ Bà Huyện Thanh Quan
Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá , đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm (SGK)
Đọc chú thích trang 102
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX. Quê ở làng Nghi Tàm (Tây Hồ - Hà Nội). Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình nên bà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.Bà được vua Minh Mệnh mời vào Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”
Bà sống ở thế kỉ XIX, khi nhà Lê không còn nữa, triều đình nhà Nguyễn lúc đó đang bộc lộ những mặt tiêu cực, những tội ác và nó có ảnh hưởng đến hồn thơ của bà.
Tác phẩm: Bà là người hay chữ, giỏi thơ; hiện còn lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,Chơi Đài khán Xuân Trấn Võ, Tức cảnh chiều thu.
2. Đọc văn bản
Giọng đọc man mác buồn, theo nhịp 4/3; và 2/2/1/2
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm (SGK)
2. Đọc văn bản
3. Từ ngữ chú thích:
Đèo Ngang: thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia đia giới giữa tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
-Tiều: người chuyên đốn củi.
Chợ mấy nhà: có người nói “rợ mấy nhà” chứ không phải “chợ mấy nhà” vì Đèo Ngang heo hút, không phải là nơi đã đông dân cư.
Con quốc quốc: chim đỗ quyên.(cũng viết là cuốc cuốc)
Cái gia gia: chim đa đa, còn được gọi là gà gô.
4. Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần (chỉ có một vần)ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8…..
Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá , đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ ( chợ ) mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
II. Tìm hiểu bài
1. Hai câu đề
- Không gian, cảnh vật: Hoang sơ, vắng vẻ.
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Nghệ thuật: Miêu tả, lặp từ.
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở câu thơ trên?
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế chiều.
** Trong một ngày, thời gian buổi chiều thường gợi buồn, gợi nhớ + không gian hoang sơ  Tác động mạnh vào một hồn thơ nhạy cảm.
? Cảnh vật ở Đèo Ngang được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Lặp từ chen  Cỏ cây mọc nhiều thể hiện sự hoang sơ, vắng vẻ.
- Thời gian: Đã về chiều (Bóng xế tà)
 Thời gian, không gian hiu quạnh, gợi buồn.
- Cảnh vật: cỏ, cây,đá, lá, hoa mọc chen với nhau.
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
II. Tìm hiểu bài
2. Hai câu thực:
- Nghệ thuật : Phép đối, đảo ngữ pháp và từ láy.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà .
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả đông vui nhộn nhịp hay thưa thớt, vắng vẻ? Từ ngữ nào biểu thị điều đó
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả thưa, vắng.Các cụm từ: “Tiều vài chú”, “lác đác”“chợ mấy nhà”
?Các cụm từ “lom khom”, lác đác” và cảnh Đèo ngang được miêu tả một bên là núi, một bên là biển, vậy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì?
Đảo ngữ pháp: Vài chú tiều / lom khom dưới núi
CN VN
Mấy nhà chợ / lác đác bên sông.
CN VN
 Câu tồn tại. “Vài”,“mấy”Miêu tả ước lệ trong thơ cổ.(ngư, tiều, canh, mục). Đảo ngữ pháp làm cho câu thơ nhịp nhàng trong cách gieo vần giữa câu 1 và 4: “Bóng xế tà” với “chợ mấy nhà”
- Cảnh vật hoang sơ, con người xuất hiện thưa vắng.
? Em có nhận xét gì về ngữ pháp ở hai câu thơ trên?
 Nỗi buồn man mác của người nữ khách trước cảnh vật hoang vắng, xa lạ.
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
II. Tìm hiểu bài
Hai câu đề
2. Hai câu thực
3. Hai câu luận:
- Nghệ thuật : Tả cảnh ngụ tình. Phép đối, đảo ngữ,điệp âm, lấy động tả tĩnh.
Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
? Em hãy cho biết âm thanh gì được miêu tả ở hai câu thơ trên?
- Tiếng chim quốc quốc và chim đa đa. Ở đây tác giả sử dụng điệp âm “con quốc quốc”, “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng và cũng là khúc nhạc lòng.
? Em có nhận xét gì về ngữ pháp ở hai câu thơ trên? Không gian ở đây tĩnh hay động?
- Sử Dụng phép đối và đảo ngữ. Lấy động để tả tĩnh.
Tiếng chim rừng làm tăng thêm sự vắng lặng xoáy sâu nỗi buồn của nữ khách.
? “Nhớ nước”, “thương nhà” muốn nói gì về nỗi lòng nữ khách lúc này?
- Tác giả nhớ Thăng Long, tâm sự hoài cổ (hoài Lê), suy nghĩ vể thời đại.
Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
- Nghệ thuật: tương phản đối lập.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
? Qua những từ ngữ “trời, non, nước”, em hãy cho biết không gian ở hai câu cuối rộng hay hẹp?
- Không gian rộng lớn, một cái nhìn mênh mang. Nhìn gần, nhìn xa, nhìn sâu, nhìn ra bốn phía.
? Cụm từ “ ta với ta” cho thấy tâm trạng của tác giả vui hay buồn, tác giả có người chia sẻ tâm sự hay không?
- “ Dừng chân đứng lại”  một cử chỉ, một hành động, một tâm trạng ngơ ngác. Đứng lại nhìn con đèo, vũ trụ, nghe tiếng chim gọi đàn, giữa cái mênh mông của vũ trụ lữ khách càng cảm thấy trơ trọi.
? “Mảnh tình riêng” chỉ có “Ta với taCực tả nỗi buồn không có người chia sẻ. Tác giả đã lấy cái vô cùng của vũ trụ tương phản cái hữu hạn của lòng người (trời non nước >< mảnh tình riêng), .
4. Hai câu kết:
- Cực tả nỗi buồn cô đơn, xa vắng của lữ khách trên đỉnh đèo ngang lúc ngày tàn.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK TT 104)
Nội dung: Với phong cách trang nhã, bài thơ qua đèo ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đòng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi lòng thầm lặng cô đơn của tác giả.
Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình. Biện pháp miêu tả, phép đối, đảo ngữ được sử dụng điêu luyện tạo nên sự nhịp nhàng uyển chuyển của câu thơ.
IV. Củng cố
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
3. ? Tâm trạng lữ khách buồn hay vui? Vì sao buồn.
4.? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
1. Bà Huyện Thanh Quan
2. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (8 câu, mỗi câu 7 chữ được gieo vần theo niêm luật nhất định)
3. Tâm trạng buồn, cô đơn “nhớ nước”, “thương nhà”
4. Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình. Các phép đối, đảo ngữ, miêu tả… được sử dụng tài tình.
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
3. ? Tâm trạng lữ khách buồn hay vui? Vì sao buồn.
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
4.? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
3. ? Tâm trạng lữ khách buồn hay vui? Vì sao buồn.
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
3. ? Tâm trạng lữ khách buồn hay vui? Vì sao buồn.
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
4.? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
3. ? Tâm trạng lữ khách buồn hay vui? Vì sao buồn.
1. ? Bài thơ Qua Đèo Ngang của tác giả nào?
2. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
*** Dặn dò: Về học thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang và xem trước bài Bạn đến chơi nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)