Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi nguyễn công minh | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh Long An
Trường Trung Học Cơ Sở
Thị Trấn Thủ Thừa
Qua Đèo Ngang.
Sau phút chia ly.
Thứ hai, 21/01/2013
Kiểm tra bài cũ:
Tiết vừa rồi chúng ta học bài gì?
Chinh phụ ngâm khúc.
Thứ hai, 21/01/2013
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu ý nghĩa của bài “Sau phút chia ly”?
Bản chất thể hiện nỗi buồn thương chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đưa lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
Câu 2: Điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Sử dụng thể thơ ………………….diễn tả nỗi sầu bi dằn dặt của con người.
Tả tâm trạng ………………., nhớ những hình ảnh, địa danh có tính chất ……………………………………
Sáng tạo trong việc sử dụng các ……………………………….. góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết buồn thương.
song thất lục bát
buồn, cô đơn
ướt lệ, tượng trưng, cách điệu
điệp từ-ngữ, phép đối câu, tu từ.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi bài:
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
Tìm hiểu chung:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
Tìm hiểu chung:
Câu 1: Tác giả bài này là ai? Em biết gì về tác giả của bài thơ trên?
Tác giả của bài thơ này là Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại.
Câu 2: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ đó?
Bài thơ trên được làm theo thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
Thất ngôn bát cú Đường luật có tám câu, mỗi câu bảy chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
Câu 3: Đèo Ngang nằm ở vị trí đại lý nào?
-Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lý đặc biệt phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
Tìm hiểu chung:
- Tác giả của bài thơ này là Bà Huyện Thanh Quan.
- Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại.
- Bài thơ trên được làm theo thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
Thất ngôn bát cú Đường luật có tám câu, mỗi câu bảy chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lý đặc biệt phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
Câu 1: Hãy nêu những từ nói về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang?
Bức tranh cảnh vật:
Thời gian: buổi chiều tà.
Không gian: trời, non, nước, cao, rộng, bát ngát.
Cảnh vật: cỏ, cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông; hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
Câu 2: Nêu tâm trạng của tác giả khi đứng cảnh Đèo Ngang?
Tâm trạng con người:
Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
Buồn, cô đơn.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
Câu 3: Điền vào chỗ trống câu sau cho thích hợp:
Sử dụng thể thơ ………….................................một cách điêu luyện.
Sử dụng bút pháp nghệ thuật………………………
Sáng tạo trong việc sử dụng……………………khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
Thất ngôn bát cú Đường luật
tả cảnh ngụ tình
từ láy, từ đồng âm
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
Câu 4: Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả trước cảnh vật Đèo Ngang?
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của tác giả trước cảnh vật Đèo Ngang.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
Nội dung:
- Bức tranh cảnh vật:
+ Thời gian: buổi chiều tà.
+ Không gian: trời, non, nước, cao, rộng, bát ngát.
+ Cảnh vật: cỏ, cây, đá, hoa, tiềng chim kêu, nhà chợ bên sông; hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
- Tâm trạng con người:
+ Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
+ Buồn, cô đơn.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp ngệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụngtừ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
Qua Đèo Ngang.
Thứ hai, 21/01/2013
II. Đọc-hiểu văn bản:
C. Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của tác giả trước cảnh vật Đèo Ngang.
Khóc Dương Khuê.
Thứ hai, 21/01/2013
III. Đọc thêm:

Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua, không phải, không tiền, không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Nguyễn Khuyến.

Trong tù không rượu, cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ, Như ánh trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Hồ Chí Minh
Ngắm trăng.
Thứ hai, 21/01/2013
IV. Củng cố và dặn dò:
Câu 1: Tâm trạng của tác giả:
Buồn, cô đơn b) Hoài cổ c) Nhớ nước thương nhà.
d) Tất cả đều dúng.
Câu 2: Cảnh vật Đèo Ngang gồm có những gì?
- Cảnh vật đèo Ngang gồm có: cỏ cây, hoa, lá, đá, chú tiều, sông, chợ, con quốc quốc, gia gia, trời, non, nước, tác giả.
Qua Đèo Ngang.
Bạn đến chơi nhà.
Thứ hai, 21/01/2013
IV. Củng cố và dặn dò:
Các em về nhà học bài và soạn tiếp bài:
Chúc các thầy cô
dồi dào sức khỏe
Chúc các em học sinh
chăm ngoan học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn công minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)