Bài 8. Qua Đèo Ngang

Chia sẻ bởi Mai Li Li | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Tổ: Văn – Âm nhạc – Mĩ thuật
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Cảnh









Đèo Ngang

Haø Tónh
Quảng Bình
Đèo Ngang là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Nó được mệnh danh là “Đệ nhất kì quan”. Đèo cao 256m, dài khoảng 6,5km ở dãy núi Hoành Sơn, ngang vĩ tuyến 18o Bắc, trên quốc lộ 1A. Chân đèo phía Bắc thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Chân đèo phía Nam thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vị trí của đèo kéo dài từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển và là địa mốc của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đèo Ngang là điểm nối thông Nam - Bắc trên tuyến quốc lộ 1A. Vùng đất này được ví như chiếc đòn gánh hai đầu đất nước.
Đỉnh đèo

Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(phía trong đất liền nhìn ra Đảo Yến)
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh
- Quê ở làng Nghi Tàm(nay là Hà Nội).
- Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời kì Trung đại.

S? nghi?p
Hiện b� còn 6 bài thơ thất ngôn bát cú đuường luật:
1. Qua Đèo Ngang
2. Chiều hôm nhớ nhà
3. Thăng Long hoài cổ
4. Đi đò buổi chiều
5. Qua chùa Trấn Bắc
6. Chơi khán đài



2. Tác phẩm:
Thể thơ
Thất ngôn bát cú đường luật
( mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ)
- Bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết
- Hiệp vần ở cuối câu; 1,2,4,6,8
- Đối ngẫu: 2 câu thực; 2 câu luận (đối thanh, đối ý)
- Niêm luật: các cặp 2/3; 4/5; 6/7 ;
(luật Bằng – Trắc)
BẢNG MẪU (Thể trắc)
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B

- Nhất, tam, ngũ bất luận
- Nhị, tứ, lục phân minh
Đề
Thực
Luận
Kết
Đối ngẫu
Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, /bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, /lá chen hoa.
Lom khom /dưới núi, /tiều vài chú,
Lác đác /bên sông, /chợ mấy nhà.
Nhớ nước /đau lòng, /con quốc quốc,
Thương nhà /mỏi miệng, /cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, /trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, /ta với ta.
BỐ CỤC
2 câu đề: mở ý
2 câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người
2 câu luận: bàn luận, nhận xét
2 câu kết: khép lại ý bài thơ






Bước tới Ñèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
- Hình ảnh:
“tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”
- Nghệ thuật:
+ Đối: “dưới núi” > < “bên sông”
+ Đảo trật tự cú pháp: “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”
+ Số từ chỉ số lượng ít ỏi: “vài”, “mấy”
+ Từ láy tượng hình: “lom khom”, “lác đác”
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Quốc quốc: Còn gọi là chim Đỗ Quyên. Đây là loài chim nhỏ, thường có tiếng kêu “ cuốc cuốc”. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Thục Đế mất nước, hồn biến thành chim cuốc kêu nhớ nước đến nhỏ ra máu mà chết.Nghĩa từ Hán-Việt, (quốc nghĩa là nước).
Gia gia: Chim Đa đa, còn gọi là gà gô, gắn với sự tích Bá Di và Thúc Tề là hai bề tôi trung thành của nhà Thương, thà chết đói chứ không chịu đi theo nhà Chu nên đã chết hoá thành chim đa đa. Nghĩa từ Hán-Việt,(gia nghĩa là nhà).
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia


Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Nhìn tranh minh họa và cho biết hàm nghĩa của cụm từ “ ta với ta”?
Thiên nhiên:
Hùng vĩ , bao la
(Ngo?i c?nh)
Con người:
Bé nhỏ, cô đơn
(Tâ�m c?nh)
Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
T�m tr�ng c� ��n cđa t�c gi�
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trong bài thơ, tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào ?
a. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
b. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
c. Buồn thương da diết trước sự đổi thay của quê hương.
d. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
2. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
3. Tổng kết
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh đèo Ngang.
Luyện tập
1/ Dựa vào những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học, em hãy so sánh phong cách thơ của bà Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan có điểm gì khác nhau cơ bản?

2/ Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, em hãy cho biết tác giả đã bộc lộ cảm xúc của mình khi đứng trước cảnh thiên nhiên đẹp của đèo Ngang bằng những phương thức biểu đạt nào đã học trong văn biểu cảm?
Điểm khác nhau cơ bản về
phong cách của hai bà:


- Bà Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ,bình dân, trào phúng - dí dỏm, hiện thực.
Bà Huyện Thanh Quan: Thâm trầm, nhẹ nhàng, trang nhã, điêu luyện, mang tâm sự hoài cổ.
Bà Huyện Thanh Quan đã bộc lộ cảm xúc của mình qua những phương thức biểu đạt sau:
Trực tiếp qua cụm từ “ta với ta”
Gián tiếp mượn âm thanh tiếng chim kêu khắc khoải để gửi gắm tâm sự thầm kín của mình.
Hầm èo Ngang hiện nay
Hầm đèo Ngang dài 2.156 m
ĐƯỜNG VÀO HẦM NHÌN TỪ XA
Ngày 21/8/2004 hầm đường bộ qua Đèo Ngang đã được khánh thành sau một năm thi công. Hầm có chiều rộng 11.5m, cao 7.5m với 6 làn xe, mỗi làn rộng 3.5 m đảm bảo cho các phương tiện cơ giới đạt tốc độ tối đa 60KM/H.

Trong lòng hầm
Một số đèo tiêu biểu của nước ta
theo hướng từ Bắc vào Nam.
Đèo Mã pi- Lèng ( Hà Giang) - 20km
Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai – Lai Châu) dài 50km
Đèo Pha Đin (Sơn La - Điện Biên) dài 32km
Đèo Ngang
Đèo Hải Vân (Huế - Đà Nẵng) dài 20km
Đèo Ngoạn mục (Lâm Đồng – Ninh Thuận)
dài 18.5 km
Đèo Dran ( Đà Lạt – Phan Rang) dài 10km

Đèo Long Lanh (Đà Lạt – Nha Trang) dài 30km
Đèo Bảo Lộc dài 10km – nhiều khúc cua
nguy hiểm
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài : Bạn đến chơi nhà
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ
ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Li Li
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)