Bài 8. Qua Đèo Ngang
Chia sẻ bởi Lãnh Thiên Nhi |
Ngày 28/04/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Bài 8: Qua Đèo Ngang.
( Bà Huyện Thanh Quan).
I. Tìm hiểu chung.
Tác giả.
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX.
Quê ở làng Nghi Tàm (nay là Hà Nội).
Bà là 1 trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
Thơ bà trang nhã, điêu luyện, mang tâm sự buồn thương da diết.
I. Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm.
Hoàn cảnh sáng tác.
Khi bà từ Thăng Long vào Huế để nhận chức Cung Trung giáo tập.
b) Thể thơ.
Thất ngôn bát cú đường luật.
+ gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
+ gieo vần Bằng, độc vận (1 vần) ở cuối các câu 1,2,4,6,8.
+ đối giữa các cặp câu 3-4, 5-6 tạo thành 2 cặp đối.
c) Bố cục: 4 phần:
Đề- Thực- Luận- Kết.
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
II. Đọc- hiểu văn bản.
Đọc, chú thích.
Phân tích.
Cảnh vật đèo ngang.
a.1) 2 câu đề: “ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.”
Thời gian: bóng xế tà (hoàng hôn).
-> thời khắc gợi buồn, gợi nhớ, làm tăng thêm nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình.
II. Đọc- hiểu văn bản.
Không gian: Đèo Ngang -> mênh mông, rộng lớn, vắng vẻ.
Cảnh vật: cỏ, cây, lá, hoa, …
Điệp từ “chen”: rậm rạp, chen chúc, không trật tự, gợi vẻ hoang sơ.
Bằng nét tả thực gợi lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không gian vắng lặng, gợi buồn.
II. Đọc- hiểu văn bản.
a.2) 2 câu thực: ‘’ Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.’’
- hình ảnh: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
-> bức tranh đèo ngang đã có sự xuất hiện của con người và sự sống.
Từ láy:
+ lom khom:
Từ láy tượng hình gợi tả hình dáng hơi cúi người về phía trước trong tư thế làm việc cặm cụi, lầm lũi, vất vả của những chú tiều đốn củi.
II. Đọc- hiểu văn bản.
+ lác đác:
Từ láy tượng hình gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những lều chợ.
=> Bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp với biện pháp đảo ngữ, nghệ thuật đối, từ chỉ lượng ít ỏi, 2 câu thơ cho thấy cảnh vật đèo ngang đã có sự xuất hiện bóng dáng của con người nhưng vẫn hoang vắng, heo hút. Cảnh đèo ngang đẹp nhưng buồn.
II. Đọc- hiểu văn bản.
b) Tâm trạng của nhà thơ.
b.1) 2 câu luận: ‘’ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.’’
Nghệ thuật chơi chữ:
Con cuốc -> quốc = nước.
Con đa đa -> gia = nhà.
-> nghệ thuật đối nhớ nước với thương nhà, đau lòng với mỏi miệng.
ẩn dụ điển tích: mượn tiếng kêu khắc khoải của tiếng chim để thể hiện nỗi niềm.
2 câu thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ của tác giả.
II. Đọc- hiểu văn bản.
b.2) 2 câu kết: ‘’ Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.’’
Hành động: ‘’ Dừng chân đứng lại’’ – nghỉ, quan sát cảnh vật.
Hình ảnh: trời, non, nước – mở ra trước mắt nhà thơ không gian 3 chiều (cao, rộng, sâu) gợi tả khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn. Khiến ta có cảm giác trời, non, nước nối liền 1 dải.
II. Đọc- hiểu văn bản.
‘’ta với ta’’ – đại từ nhân xưng ngôi 1 số ít. Nghĩa là mình đối diện với chính mình. Việc lặp lại đại từ ta có tác dụng đặt tả sự cô đơn lẻ loi của nhà thơ trước không gian, cảnh vật.
Câu thơ khép lại bài thơ nhưng mở ra 1 chân trời cảm xúc mới – thế giới tâm hồn của nhà thơ. Từ đó, cho ta cảm nhận tác giả là 1 người yêu quê hương, nặng tình với đất nước.
III. Tổng kết.
Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
( Bà Huyện Thanh Quan).
I. Tìm hiểu chung.
Tác giả.
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX.
Quê ở làng Nghi Tàm (nay là Hà Nội).
Bà là 1 trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
Thơ bà trang nhã, điêu luyện, mang tâm sự buồn thương da diết.
I. Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm.
Hoàn cảnh sáng tác.
Khi bà từ Thăng Long vào Huế để nhận chức Cung Trung giáo tập.
b) Thể thơ.
Thất ngôn bát cú đường luật.
+ gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
+ gieo vần Bằng, độc vận (1 vần) ở cuối các câu 1,2,4,6,8.
+ đối giữa các cặp câu 3-4, 5-6 tạo thành 2 cặp đối.
c) Bố cục: 4 phần:
Đề- Thực- Luận- Kết.
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
II. Đọc- hiểu văn bản.
Đọc, chú thích.
Phân tích.
Cảnh vật đèo ngang.
a.1) 2 câu đề: “ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.”
Thời gian: bóng xế tà (hoàng hôn).
-> thời khắc gợi buồn, gợi nhớ, làm tăng thêm nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình.
II. Đọc- hiểu văn bản.
Không gian: Đèo Ngang -> mênh mông, rộng lớn, vắng vẻ.
Cảnh vật: cỏ, cây, lá, hoa, …
Điệp từ “chen”: rậm rạp, chen chúc, không trật tự, gợi vẻ hoang sơ.
Bằng nét tả thực gợi lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không gian vắng lặng, gợi buồn.
II. Đọc- hiểu văn bản.
a.2) 2 câu thực: ‘’ Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.’’
- hình ảnh: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
-> bức tranh đèo ngang đã có sự xuất hiện của con người và sự sống.
Từ láy:
+ lom khom:
Từ láy tượng hình gợi tả hình dáng hơi cúi người về phía trước trong tư thế làm việc cặm cụi, lầm lũi, vất vả của những chú tiều đốn củi.
II. Đọc- hiểu văn bản.
+ lác đác:
Từ láy tượng hình gợi sự thưa thớt, ít ỏi của những lều chợ.
=> Bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp với biện pháp đảo ngữ, nghệ thuật đối, từ chỉ lượng ít ỏi, 2 câu thơ cho thấy cảnh vật đèo ngang đã có sự xuất hiện bóng dáng của con người nhưng vẫn hoang vắng, heo hút. Cảnh đèo ngang đẹp nhưng buồn.
II. Đọc- hiểu văn bản.
b) Tâm trạng của nhà thơ.
b.1) 2 câu luận: ‘’ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.’’
Nghệ thuật chơi chữ:
Con cuốc -> quốc = nước.
Con đa đa -> gia = nhà.
-> nghệ thuật đối nhớ nước với thương nhà, đau lòng với mỏi miệng.
ẩn dụ điển tích: mượn tiếng kêu khắc khoải của tiếng chim để thể hiện nỗi niềm.
2 câu thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ của tác giả.
II. Đọc- hiểu văn bản.
b.2) 2 câu kết: ‘’ Dừng chân đứng lại, trời, non,nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.’’
Hành động: ‘’ Dừng chân đứng lại’’ – nghỉ, quan sát cảnh vật.
Hình ảnh: trời, non, nước – mở ra trước mắt nhà thơ không gian 3 chiều (cao, rộng, sâu) gợi tả khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn. Khiến ta có cảm giác trời, non, nước nối liền 1 dải.
II. Đọc- hiểu văn bản.
‘’ta với ta’’ – đại từ nhân xưng ngôi 1 số ít. Nghĩa là mình đối diện với chính mình. Việc lặp lại đại từ ta có tác dụng đặt tả sự cô đơn lẻ loi của nhà thơ trước không gian, cảnh vật.
Câu thơ khép lại bài thơ nhưng mở ra 1 chân trời cảm xúc mới – thế giới tâm hồn của nhà thơ. Từ đó, cho ta cảm nhận tác giả là 1 người yêu quê hương, nặng tình với đất nước.
III. Tổng kết.
Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lãnh Thiên Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)