Bài 8. Qua Đèo Ngang
Chia sẻ bởi Trần Thị Thiệp |
Ngày 28/04/2019 |
17
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Qua Đèo Ngang thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
2. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh
- Quê quán: làng Nghi Tàm (nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội)
- Là nữ sĩ tài danh sống ở thế kỉ XIX.
Chồng là tri huyện Thanh Quan (nay thuộc Thái Ninh, Thái Bình).
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác khi bà đi từ Thăng Long vào Huế nhận chức “Cung trung giáo tập” (Chuyên dạy học cho các công chúa tại cung vua).
- Bài thơ được in trong “ Hợp tuyển thơ văn VN” tập 3 ( 1963 ).
- Đèo ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn phân cách địa giới 2 tĩnh: Hà Tĩnh và Quãng Bình.
- Là địa danh nổi tiếng trên đất nước ta.
Đèo Ngang
Địa hình:
Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn thuộc Bắc Trung Bộ là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Dãy Hoành Sơn dài 50km, chạy từ dãy Trường Sơn ở phía tây ra biển Đông. Trước kia muốn vượt núi thường phải leo đèo Ngang cao tới 256m và dài tới 6km rất khó đi. Đến nay một hầm đường bộ được hoàn thành giúp cho việc đi lại từ Bắc vào Nam dễ dàng. Đặc biệt đây là vùng được xem là cầu nối Bắc – Nam và nối Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển nên hầm đường bộ này không chỉ có ý nghĩa trong nước mà còn đối với cả quốc tế.
Đèo Ngang
Khí hậu:
Dãy Hoành Sơn cũng làm cho khí hậu nước ta không thuần nhất. Đây là ranh giới của gió mùa đông bắc. Từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18) trở ra có mùa đông lạnh ít mưa – hạ nóng mưa nhiều, từ Hoành Sơn trở vào gió mùa đông bắc đã suy yếu dần mùa mưa lệch về mùa thu đông.
Lịch sử:
- Xưa kia, đèo Ngang được dùng làm nơi ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1069 trước sự đánh phá của ChămPa vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh thẳng vào kinh đô Chà Bàn bắt sống vua Chế Củ. Để chuộc tội Chế Củ dâng ba châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh tương ứng với lãnh thổ của hai tỉnh Quảng Bình và một phần Quảng Trị. Từ đó với cuộc hôn nhân của công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân lãnh thổ Đại Việt tiếp tục mở rộng dần vào phía Nam.
- 450 năm trước, câu nói đầy ẩn dụ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với chúa Nguyễn Hoàng sau khi người anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị anh rể sát hại: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đã tạo một bước ngoặc quan trọng của vận mệnh dân tộc. Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo biến động lớn để đưa Nguyễn Hoàng tự nguyện vào vùng đất Thuận Hóa (bên kia dãy Hoành Sơn) nơi “ô châu ác địa”, vào nơi rừng thiêng nước độc, nghĩ rằng ông không chết vì bệnh cũng chết vì ác thú vì thế Trịnh Kiểm đồng ý ngay. Và cũng nhờ thế lịch sử Việt Nam mở ra một trang mới: đất nước mở rộng vaò tận phương Nam. Mở đầu cho đàng trong giàu có, đặt nền tảng cho 9 đời chúa và 13 đời vua Nguyễn.
- Ngày nay dưới chân đèo Ngang: Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chim Cuốc:
Chim cuốc đã kêu thì kêu liên tục hết ngày này sang ngày khác đều đều, khoan nhặt, ra rả suốt ngày lại khắc khoải thâu đêm, khi chậm rãi, có lúc lại rúc lên từng hồi "cuốc... cuốc... cu la... cu la". Có lúc bổng lên, có lúc khàn đi nghe thật mệt mỏi, não nùng. Nhất là những đêm trăng, tiếng cuốc kêu đồng vọng, khoan nhặt nghe buồn đến đứt ruột, cứ như tiếng một oan hồn nào than vãn trong đêm.
Người xưa bảo nó là oan hồn của Thục đế. Thục đế là vua nước Thục. Vua Thục để mất nước, bỏ đi lang thang, bước chân vô định, vừa đi vừa kêu "Thục quốc! Thục quốc!". Đó là tiếng kêu nước Thục đã mất. Vua đi mãi, đi mãi rồi gục xuống chết mà hóa thành con cuốc cuốc, suốt đời gọi nước.
Chim Đa Đa:
Còn tiếng chim đa đa là nhắc tới tích Bá Di, Thục Tề - là hai bề tôi của Nhà Thương thà chết đói chứ không chịu sống với nhà Chu, không ăn thóc nhà Chu nên mới hóa thành chim đa đa.
CẢNH ĐÈO NGANG NGÀY NAY
CẢNH ĐÈO NGANG NGÀY NAY
Đèo Ngang là một thắng cảnh đẹp của đất nước, sau khi học xong bài thơ, em cần phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước?
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, Đèo Ngang cũng như một số địa danh khác của nước ta đó không còn giữ được nhiều nét nguyên sơ như trước nữa.Trước thực trạng đó, chúng ta phải làm gì ?
a. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh
- Quê quán: làng Nghi Tàm (nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội)
- Là nữ sĩ tài danh sống ở thế kỉ XIX.
Chồng là tri huyện Thanh Quan (nay thuộc Thái Ninh, Thái Bình).
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác khi bà đi từ Thăng Long vào Huế nhận chức “Cung trung giáo tập” (Chuyên dạy học cho các công chúa tại cung vua).
- Bài thơ được in trong “ Hợp tuyển thơ văn VN” tập 3 ( 1963 ).
- Đèo ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn phân cách địa giới 2 tĩnh: Hà Tĩnh và Quãng Bình.
- Là địa danh nổi tiếng trên đất nước ta.
Đèo Ngang
Địa hình:
Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn thuộc Bắc Trung Bộ là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Dãy Hoành Sơn dài 50km, chạy từ dãy Trường Sơn ở phía tây ra biển Đông. Trước kia muốn vượt núi thường phải leo đèo Ngang cao tới 256m và dài tới 6km rất khó đi. Đến nay một hầm đường bộ được hoàn thành giúp cho việc đi lại từ Bắc vào Nam dễ dàng. Đặc biệt đây là vùng được xem là cầu nối Bắc – Nam và nối Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển nên hầm đường bộ này không chỉ có ý nghĩa trong nước mà còn đối với cả quốc tế.
Đèo Ngang
Khí hậu:
Dãy Hoành Sơn cũng làm cho khí hậu nước ta không thuần nhất. Đây là ranh giới của gió mùa đông bắc. Từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18) trở ra có mùa đông lạnh ít mưa – hạ nóng mưa nhiều, từ Hoành Sơn trở vào gió mùa đông bắc đã suy yếu dần mùa mưa lệch về mùa thu đông.
Lịch sử:
- Xưa kia, đèo Ngang được dùng làm nơi ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1069 trước sự đánh phá của ChămPa vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh thẳng vào kinh đô Chà Bàn bắt sống vua Chế Củ. Để chuộc tội Chế Củ dâng ba châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh tương ứng với lãnh thổ của hai tỉnh Quảng Bình và một phần Quảng Trị. Từ đó với cuộc hôn nhân của công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân lãnh thổ Đại Việt tiếp tục mở rộng dần vào phía Nam.
- 450 năm trước, câu nói đầy ẩn dụ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với chúa Nguyễn Hoàng sau khi người anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị anh rể sát hại: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đã tạo một bước ngoặc quan trọng của vận mệnh dân tộc. Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo biến động lớn để đưa Nguyễn Hoàng tự nguyện vào vùng đất Thuận Hóa (bên kia dãy Hoành Sơn) nơi “ô châu ác địa”, vào nơi rừng thiêng nước độc, nghĩ rằng ông không chết vì bệnh cũng chết vì ác thú vì thế Trịnh Kiểm đồng ý ngay. Và cũng nhờ thế lịch sử Việt Nam mở ra một trang mới: đất nước mở rộng vaò tận phương Nam. Mở đầu cho đàng trong giàu có, đặt nền tảng cho 9 đời chúa và 13 đời vua Nguyễn.
- Ngày nay dưới chân đèo Ngang: Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chim Cuốc:
Chim cuốc đã kêu thì kêu liên tục hết ngày này sang ngày khác đều đều, khoan nhặt, ra rả suốt ngày lại khắc khoải thâu đêm, khi chậm rãi, có lúc lại rúc lên từng hồi "cuốc... cuốc... cu la... cu la". Có lúc bổng lên, có lúc khàn đi nghe thật mệt mỏi, não nùng. Nhất là những đêm trăng, tiếng cuốc kêu đồng vọng, khoan nhặt nghe buồn đến đứt ruột, cứ như tiếng một oan hồn nào than vãn trong đêm.
Người xưa bảo nó là oan hồn của Thục đế. Thục đế là vua nước Thục. Vua Thục để mất nước, bỏ đi lang thang, bước chân vô định, vừa đi vừa kêu "Thục quốc! Thục quốc!". Đó là tiếng kêu nước Thục đã mất. Vua đi mãi, đi mãi rồi gục xuống chết mà hóa thành con cuốc cuốc, suốt đời gọi nước.
Chim Đa Đa:
Còn tiếng chim đa đa là nhắc tới tích Bá Di, Thục Tề - là hai bề tôi của Nhà Thương thà chết đói chứ không chịu sống với nhà Chu, không ăn thóc nhà Chu nên mới hóa thành chim đa đa.
CẢNH ĐÈO NGANG NGÀY NAY
CẢNH ĐÈO NGANG NGÀY NAY
Đèo Ngang là một thắng cảnh đẹp của đất nước, sau khi học xong bài thơ, em cần phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước?
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, Đèo Ngang cũng như một số địa danh khác của nước ta đó không còn giữ được nhiều nét nguyên sơ như trước nữa.Trước thực trạng đó, chúng ta phải làm gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thiệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)