Bài 8. Nhiễm sắc thể

Chia sẻ bởi Lê Đức Tân | Ngày 04/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Nhiễm sắc thể thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

NHIỄM SẮC THỂ
1. HÌNH THÁI

NHIỄM SẮC THỂ
THÀNH PHẦN
Chất nhiễm sắc và NST có thành phần hoá học như nhau, gồm có:
Thành phần quan trọng nhất là hợp chất DNP- deoxyribonucleoproteit (ADN+ protein histon)
RNP: ARN liên kết với protein
Protamin và protein phi histon


Hình: mô tả
sơ lược về
Nhiễm Sắc
Thể
Mỗi nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng rõ nhất là ở kì giữa của phân bào nguyên nhiễm.
Thời kì gian kì: Quan sát thấy đám chất nhiễm sắc.
Thời kì phân bào: Quan sát thấy hình dạng nhiễm sắc thể.
Được mô tả thông qua sơ đồ sau:
Nhiễm sắc thể được thấy rõ nhất ở kì giữa
Phân tích cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể :
Tại kì giữa của thời kì phân bào NST co xoắn cực đại và khi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm đặc biệt ta có thể quan sát rõ hình dạng đặc trưng của NST.
NST (dạng kép) gồm 2 cromatit liên kết với nhau ở phần eo sơ cấp (tâm động)
Eo sơ cấp chia NST thành 2 vế, căn cứ vào vị trí của eo sơ cấp để phân biệt 3 dạng NST khác nhau:
NST tâm đầu
NST tâm lệch
NST tâm giữa
Một số NST có mang thể kèm, thể kèm được nối với NST bởi eo thứ cấp.

Nhiễm sắc
thể được
phóng to
giúp ta thấy
được eo sơ
cấp với tâm
đầu, tâm lệch
tâm giũa và
AND bên
Trong.
2. Kiểu nhân
Kích thước
Trong bộ nhiễm sắc thể người :
Nhiễm sắc thể có kích thước nhỏ nhất là NST số 21 và 22 ( L=1µm )
Nhiễm sắc thể có kích thước lớn nhất là NST số 1( L=8µm )

Trong TB sinh dưỡng của người có 2n= 46 NST= 23 cặp (22 cặp NST thường, 1 cặp NST giới tính). Ở nam cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, ở nữ là XX.
Số lượng NST phân biệt ở các tế bào:
Bộ đơn bội (n) đặc trưng cho các giao tử (tinh trùng, trứng)
Bộ lưỡng bội (2n) đặc trưng cho TB sinh dưỡng, TB sinh dục sơ khai. Trong TB lưỡng bội NST tồn tại thành cặp NST tương đồng.

Ở người, 22 cặp NST thường được đánh số từ 1 đến 22 theo kích thước giảm dần, cặp số 23 là cặp NST giới tính. 23 cặp NST này được chia thành 7 nhóm:
Nhóm I: gồm NST số 1- 3
Nhóm II: gồm NST số 4- 5
Nhóm III: gồm NST số 6- 12 và NST X
Nhóm IV: gồm NST số 13- 15
Nhóm V: gồm NST số 16- 18
Nhóm VI: gồm NST số 19- 20
Nhóm VII: gồm NST số 21- 22 và NST Y

3. Chất nhiễm sắc và

chất dị sắc
Khi quan sát bằng kính hiển vi quang học ở gian kì nhận thấy trên NST có vùng nhuộm màu đậm gọi là chất dị nhiễm sắc [ là chất nhiễm sắc biểu hiện dạng cuộn soắn cao của chất nhiễm sắc ],phân biệt với phần còn lại nhuộm màu nhạt là chất nguyên nhiễm sắc [ là chất nhiễm sắc ở trạng thái doãn soắn ]
AND của chất nguyên nhiễm sắc ở trạng thái hoạt động , còn ở chất dị nhiễm sắc thì AND không phiên mã được và thường sao chép muộn hơn.
The end !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)