Bài 8 ,Giới thiệu tượng hổ lăng Trần Thủ Độ

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Minh Hương | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 8 ,Giới thiệu tượng hổ lăng Trần Thủ Độ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Xin chào cô
và các bạn học sinh lớp

7.4
Ở tiết học trước, chúng ta đã nghiên cứu về mĩ thuật thời nhà Trần, nhưng chúng ta vẫn chưa nghiên cứu về các tác phẩm thời đó. Hôm nay, tổ 3 chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn một tác phẩm điêu khắc thời Trần, đó là bức tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
1 . Lịch sử

2 . Hình dáng

3. Ý nghĩa của bức tượng
Trần Thủ Độ là thái sư triều Trần, ông là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ (1258). Trần Thủ Độ sau khi mất, ông được chôn ở địa phận xã Phù Ngự, huyện Ngự Thiên, nơi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong đá, chỗ đất ấy rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm.
Qua thời gian, lăng bị hoang phế. Trong lăng chỉ còn một tượng hổ và một tượng đá vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết dân gian. Theo các tư liệu còn lại thì lăng hình vuông nên có đến 4 bức tượng ở bốn hướng theo đề tài tứ linh trong quan niệm cổ chỉ phương hướng. Đó là:
_ Thanh Long ( hướng Đông )
_ Bạch Hổ ( hướng Tây )
_ Chu Tước ( hướng Nam )
_ Huyền Vũ ( hướng Bắc )
Tuy chỉ còn lại tượng hổ nhưng đó lại là 1 trong những pho tượng được xem là tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cũng như mĩ thuật thời Trần nói riêng và nước Việt Nam nói chung.
1 . Lịch sử

2 . Hình dáng

3. Ý nghĩa của bức tượng
Khối hình của bức tượng hổ không to hơn hổ thật ngoài đời. Tượng hổ có kích thước dài 1m43, thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn. Khác với những bức tượng hổ khác, bức tượng hổ này đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái, nhu mì và mềm mại: nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi. Đặc biệt đuôi hổ được tác giả tạc với một nghệ thuật cách điệu liều lĩnh đến mức phi lý. Cái đuôi là cả một khối hình vuông, sắc cạnh, bất chấp tỷ lệ giải phẫu học.
Một số hình ảnh Tượng Hổ
1 . Lịch sử


2 . Hình dáng

3. Ý nghĩa của bức tượng

Thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của Thái sư Trần Thủ Độ. Người xưa bảo "nghệ thuật xuất phát từ cái tâm, cất cánh ở cái tài, trở nên độc đáo qua sự kiếm tìm và biết dừng lại ở chỗ đáng dừng trong quá trình sáng tạo". Con hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ đã nói đầy đủ được điều cần có cho sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật.

Tượng hổ là một nghệ thuật chạm đá cổ đã dựng lên hình tượng hết sức lay động trong tình cảm người xem. Đây là 1 tác phẩm chứa chất hoành tráng. Đứng trước nó, trong khung cảnh một công trình tưởng niệm, người tạc tượng đã đưa vào đấy sức sống tinh thần một thời oanh liệt của con người trí dũng, toàn tâm toàn ý vì đất nước.

Hiện nay, trong lăng Trần Thủ Độ, các bức tượng khác đều đã bị vỡ nát, chỉ còn tượng hổ đá là nguyên vẹn và đang được bảo quản tại bảo tàng ngoài Hà Nội.
Lăng Trần Thủ Độ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 2008.
Một số công trình thời Trần khác
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Một cảnh ở khu lăng mộ An Sinh
Một số công trình thời Trần khác
Người quỳ đỡ hoa sen
Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa
Tổ 3 chúng mình xin kết thúc bài thuyết trình
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
GOOD BYE
SEE YOU AGAIN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Minh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)