Bài 8 định lý

Chia sẻ bởi Nguyễn Thủy Anh | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: bài 8 định lý thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm):
a/ Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
b/ Thực hiện chuyển đổi theo 2 cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

Câu 2 (2 điểm): Truyện “Sống chết mặc bay” đã được Phạm Duy Tốn thể hiện thủ pháp nghệ thuật tương phản như thế nào? Tác dụng của nghệ thuật ấy ?

Câu 3 (6 điểm): Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và những hiểu biết của em, hãy chứng minh Bác Hồ là một người sống rất giản dị.

………………………………………………….






PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm):
a/ Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
b/ Thực hiện chuyển đổi theo 2 cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

Câu 2 (2 điểm): Truyện “Sống chết mặc bay” đã được Phạm Duy Tốn thể hiện thủ pháp nghệ thuật tương phản như thế nào? Tác dụng của nghệ thuật ấy ?

Câu 3 (6 điểm): Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và những hiểu biết của em, hãy chứng minh Bác Hồ là một người sống rất giản dị.

………………………………………………….
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 7


Câu 1 (2 điểm):
a/ Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
b/ Thực hiện chuyển đổi theo 2 cách với câu sau:
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

a/ HS nêu đúng 2 quy tắc: 1,0 điểm
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
b/ Chuyển đúng theo 2 cách: 1,0 điểm
Cách 1: Ngôi chùa ấy đã được nhà sư vô danh xây dựng từ thế kỉ XIII.
Cách 2: Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
…………………………………………..

Câu 2 (2 điểm): Truyện “Sống chết mặc bay” đã được Phạm Duy Tốn thể hiện thủ pháp nghệ thuật tương phản như thế nào? Tác dụng của nghệ thuật ấy ?

HS nêu được những ý cơ bản về 2 cảnh tương phản: 1,0 điểm
Một bên là cảnh người dân đang vật lộn, vất vả, nguy hiểm, căng thẳng cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh viên quan phủ cùng cấp dưới đang ung dung chơi bài tổ tôm.
- Tác dụng: 1,0 điểm
Vạch trần, lên án sự vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại phong kiến coi thường tính mạng và đời sống của nhân dân. Bọn chúng chỉ lo chơi bời cờ bạc, ăn chơi hưởng lạc còn dân chúng thì “sống chết mặc bay”.
…………………………………………..

Câu 3 (6 điểm): Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và những hiểu biết của em, hãy chứng minh Bác Hồ là một người sống rất giản dị.

1. Yêu cầu chung: Kiểu bài: Lập luận chứng minh. Nội dung: Sự giản dị của Bác Hồ.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về Bác Hồ, về đức tính giản dị của Bác.
b) Thân bài: Tập trung chứng minh sự giản dị của Bác Hồ:
- Giản dị trong lối sống: ăn, ở, trong sinh hoạt và quan hệ với mọi người.
- Giản dị trong cách nói, viết.
- Bằng hiểu biết thực tế, liên hệ thêm (qua những mẫu chuyện, câu thơ…).
c) Kết bài: Liên hệ bản thân và rèn luyện cho mình lối sống giản dị.
3. Khung biểu điểm:
- Điểm 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thủy Anh
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)