Bài 8. Bạn đến chơi nhà

Chia sẻ bởi Đỗ Huy Bình | Ngày 28/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Bạn đến chơi nhà thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 30: Bạn đến chơi nhà
(Nguyễn Khuyến)

Mục tiêu cần đạt của bài giảng:
Giúp học sinh nắm được tình bạn đậm đà, hồn nhiên dân dã đã vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp. Đó là nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Nắm được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật được việt hóa bằng lời thơ thuần việt trong sáng bình dị.
Tiến trình bài giảng :

* Hoạt động I: Khởi động
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Giới thiệu bài
* Hoạt động II: Đọc hiểu văn bản
I- Tiếp xúc văn bản
II- Phân tích văn bản
III- Tổng kết
* Hoạt động III: Luyện tập
* Hoạt động IV: Củng cố dặng dò
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan. Nội dung chính của bài thơ? Phân tích cụm từ "Ta với ta"
Tiết 30: Bạn đến chơi nhà
(Nguyễn Khuyến)

I- Tiếp xúc văn bản
Đọc:
-Thể thơ của bài thơ này giống bài thơ nào đã học?
-Theo em đọc với giọng như thế nào cho phù hợp.
Đọc: Chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp
thoáng một nụ cười.
2. Tìm hiểu chú thích:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)
- Quê: Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam
- Học giỏi, thi đỗ đầu cả 3 kỳ (Thi hương, thi hội, thi đình) Được gọi là tam nguyên Yên Đổ
- Làm quan 10 năm nhưng khi Pháp đánh Bắc Bộ thì ông coa quan về ở ẩn.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc
-Bài thơ có phải là văn bản biểu cảm không?
- Viết về chủ đề gì?
* Tác phẩm
Viết về tình bạn: Niềm vui mừng khôn xiết, tình cảm chân thành khi bạn đến thăm.
-Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Nêu cách ngắt nhịp của bài thơ?
3. Thể thơ:
Thất ngôn bát cú đường luật
Cách ngắt nhịp 4/3; 2/2/3. Riêng câu 6: 4/1/2
4. Bố cục:
- Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
- Câu 2,3,4,5,6,7: Cảm xúc về gia cảnh
- Câu 8: Cảm xúc về tình bạn.
II- Phân tích văn bản:
Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà.
- Đọc câu 1
"Đã bấy lâu nay bác tới nhà"
- Trong lời thông báo bạn tới chơi nhà có mấy chi tiết đó là những chi tiết nào?
-Câu thơ nói về cuộc gặp gỡ sau thời gian dài xa cách qua cụm từ nào?

"Đã bấy lâu nay bác tới nhà"
- Cụm từ này không chỉ nhắc tới thời gian mà còn bày tỏ điều gì nữa?

-> Vừa chỉ thời gian xa cách nay mới gặp gỡ vừa thể hiện niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.
- Em nhận xét gì về cách xưng hô và giọng điệu của câu thơ?
-> Lời xưng hô gần gũi thân tình, câu thơ như một tiếng reo vui phấn chấn.
-> Niềm vui sướng, chân trọng, thân tình đối với bạn.
2. 6 câu thơ tiếp , cảm xúc về gia cảnh.
- Đọc câu thơ tiếp
- Nhà thơ đang trình bày với bạn chuyện gì?
"Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"
Em hiểu trẻ là ai?
- Tại sao muốn tiếp bạn Nguyễn Khuyến lại nhắc đến chợ?
- Mong được tiếp bạn đàng hoàng
-Nhưng thực tế thì lúc này như thế nào?
"Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"
-Nhận xét về cách dùng từ "thời" ở câu thơ trên?
->Lời phân bua cho tình thế của nhà thơ, chỉ có bạn chí thân mới thổ lộ đùa vui hóm hỉnh đến như vậy
- Đọc tiếp câu 3,4,5,6,7
"Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chưa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có"
-Nhà thơ trình bày khả năng tiếp bạn của mình theo lẽ bình thường không?
- Vậy ông đã kể và tả khả năng tiếp bạn của mình như thế nào?
- Diễn tả mọi sản vật của gia đình có đấy mà lại là không có.
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
->Sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi, sử dụng nhiều tính từ, tính thái từ và đối rất chỉnh.
-Em hình dung được gì về gia cảnh qua lối nói của ông?
-> Diễn tả cảnh sắc đồng quê đương đơm hoa kết trái, tiềm ẩn một khả năng đáng yêu.
-Trong cách nói ấy còn chứa đựng điều gì?
->Hoàn cảnh thực của mình lúc này thực sự thiếu thốn mong bạn thông cảm.
-Không những thế chủ nhân còn là người như thế nào?
->Thật thà, chất phác, chân thực không khách sáo.
- Đến đây em hiểu gì về nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ Trào phúng?
-> Là nhà thơ hóm hỉnh và có duyên trào phúng
-Vậy cái quí nhất của tình bạn là gì?
->Giành cho nhau tình cảm chân thành và sự cảm thông.
=>Tình nghĩa vượt lên trên vật chất tầm thường. Tình cảm bạn bè quí hơn mọi thứ trên đời.
3. Câu 8: Cảm nghĩ về tình bạn:
"Bác đến chơi đây ta với ta"
-Tương phản giữa cái không có và cái có rất nhiều rất sâu sắc, đậm đà, thắm thiết đó là gì?
-Em nhận xét cách dùng từ "Ta" trong trường hợp này?
-Đại từ nhân xưng "Ta": Vừa là ngôi 1 vừa là ngôi 2 (là tác giả - là bạn)
-> Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Khuyến
-Phân tích cái hay của từ "Ta"
-Là ta, là bác, là hai chúng ta. Tuy hai nhưng là một - là một thể thống nhất không tách rời .
=> Hai chúng ta chan hòa trong tình bạn vui vẻ, thắm thiết, thủy chung.
-Em hãy so sánh cụm từ "ta với ta" ở bài thơ này với "ta với ta" trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật
Ngôn ngữ thuần việt, bình dị, trong sáng, dễ hiểu, gợi hình ảnh.
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật chặt chẽ
Giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi.
Cách dùng từ giầu ý nghĩa
2. Nội dung.
Nêu nội dung chính của bài thơ
Ngoài ra bài thơ còn nêu lên quan niệm gì về tình bạn?
-Ca ngợi tình bạn thắm thiết, chân thành cao quý
-Quan niệm về tình bạn tri kỷ, chân thành vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.
* Luyện tập
I-Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Thể thơ bài này giống bài nào sau đây:
A. Côn Sơn Ca C. Qua Đèo Ngang
B. Sông núi nước Nam D. Sau phút chia ly
Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ:
A. Mướp đương hoa C. Ta với ta
B. Cà mới nụ D. Trầu không có
Câu 3: Nội dung chính của văn bản:
A. Ca ngợi tình cảm bạn bè.
B. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước.
C. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
D. Không muốn tiếp bạn.
II- Tự luận:
Trình bày cảm nghĩ của em về câu thơ
"Bác đến chơi đây ta với ta"
*củng cố:
-Sau khi học xong bài thơ em rút ra được bài học gì cho riêng mình về tình bạn?

*Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích nội dung bài thơ "Bạn đến chơi nhà" khác gì so với ngôn ngữ của bài "Sau phút chia ly"
- Soạn "Xa ngắm thác núi Lư"

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huy Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)