Bài 7. Sau phút chia li

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tuấn | Ngày 28/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sau phút chia li thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

a
a
chào mừng thầy cô
và học sinh đến dự !
Nguyễn Ngọc Tuấn
09/2011
a
a
2. Bài thơ “ Bánh trôi nước” được viết theo phương thức biểu
đạt nào ?
a. Biểu cảm. b. Nghị luận.
c. Tự sự. d. Miêu tả.
3. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ “ Bánh trôi nước”
là biện pháp nào ?
a. So sánh. b. Ẩn dụ.
c. Điệp ngữ. d. Nhân hóa.
khởi động
Nguyễn Ngọc Tuấn -2011
1. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là :
a. Thần thơ thánh chữ. b. Nữ hoàng thi ca.
c. Bà chúa thơ Nôm. d. Thi tiên thi thánh.
a
a
Tiết 26
SAU PHÚT CHIA LI
( trích " Chinh phụ ngâm khúc" )
Kỷ niệm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 02/09
Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
a
a
Hướng dẫn theo * ( SGK – 192 ).
4. Từ khó :
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
SAU PHÚT CHIA LI
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?...
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc :
3. Thể thơ :
Thể song thất lục bát ( thơ Nôm ).
Cõi : nơi chốn.
Đoái : ngoái nhìn, nhìn lại, dõi theo
2. Tác giả, tác phẩm :
- Đặng Trần Côn ( nguyên tác chữ
Hán ) ở làng Nhân Mục ( quận Thanh
Xuân – Hà Nội )
- Nỗi lòng người chinh phụ – người
vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm ?
? Đoạn trích này được viết theo thơ nào ? Nêu đặc điểm của thể thơ này .
Đọc nghĩa của các từ trong mục Chú thích, tr 92.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT :
Khúc ngâm và cảm giác cô đơn trống
trải lúc chia tay ( khổ 1 – 4 câu đầu )
Không gian
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Đối
lập
cõi xa > < buồng cũ
( rộng ) ( hẹp )
Hoạt động
đi > < về.
mưa gió > < chiếu chăn
( vất vả ) ( êm ấm )
=> Phản ánh hiện thực phủ phàng : sự chia li đôi
lứa -> tình cảm xót xa của người chinh phụ.
“ Chàng – nàng “ : cách xưng hô thân thiết
giữa vợ chồng ( thời phong kiến ) -> tình cảm
nồng nàn hạnh phúc.
a
? THẢO LUẬN
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở 2 câu đầu ? Nghệ thuật này được sử dụng ở đây có tác dụng gì ?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô
“ chàng – thiếp” trong bài thơ ?
? Em cảm nhận điều gì từ hình ảnh “ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” ?
Không gian rộng lớn, trống trải và xa lạ khiến con người càng cảm thấy nhỏ nhoi. Đó là ấn tượng đầu tiên về sự xa cách mà người chinh phụ cảm nhận được.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1, Đọc.
2. Tác giả, tác phẩm.
3. Thể thơ.
4. Từ khó.
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Khúc ngâm và cảm giác cô đơn trống trải lúc chia tay.
2. Khúc ngâm về nỗi xót xa cách núi ngăn sông ( khổ 2 )
Đối
Nỗi nhớ chất chứa trong lòng, nỗi nhớ miên man
không dứt, nỗi nhớ xót xa ngậm ngùi.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Địa điểm : chốn Hàm Dương > < bến Tiêu Tương
Điệp
( 3 lần )
Hình ảnh ước lệ “ bến – cây” : không gian xa xôi cách
trở.
Hành động : ( chàng ) ngoảnh lại > < ( nàng )
trông sang.
Hàm Dương ( nơi người chồng đi xa chinh
chiến).
Tiêu Tương ( nơi người vợ ở nhà mòn mỏi
ngóng trông).
? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này ?
? Những biện pháp nghệ thuật trên thể hiện một nỗi nhớ như thế nào ?
a
a
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1, Đọc.
2. Tác giả, tác phẩm.
3. Thể thơ.
4. Từ khó.
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Khúc ngâm và cảm giác cô đơn trống trải lúc chia tay.
2. Khúc ngâm về nỗi xót xa cách núi ngăn sông.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?...
Biện pháp
nghệ thuật
-” Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?” ( câu
hỏi tu từ. “ Ai” ( lặp lại ) => tiếng lòng của
người chinh phụ, nỗi cô đơn chưa biết đến
ngày đoàn tụ.
Từ láy : xanh xanh.
Điệp từ : xanh, ngàn dâu.
a
Không gian rộng lớn, đơn điệu chỉ một
màu xanh bất tận nhạt nhòa.
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
3. Khúc ngâm về nỗi sầu thương trước cảnh
vật bao la :
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này ?
? Một không gian như thế nào được khắc họa từ các từ láy và điệp từ trên ?
Thông thường, màu xanh tượng trưng cho niềm hy vọng, hạnh phúc tươi đẹp. Còn ở đây, màu xanh trong con mắt người chinh phụ chỉ gợi cảm giác cô đơn lạnh lẽo, trống vắng đến tuyệt vọng tái tê.
? Khổ thơ kết thúc bằng loại câu gì ? Có đặc điểm gì về nghệ thuật ? Thể hiện điều gì ?
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn -2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung :
2. Nghệ thuật :
Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu
luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình.
Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc
tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
3. Ý nghĩa văn bản :
Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người
chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó,
tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc
phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm
thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người
phụ nữ.
? Qua đoạn trích “ Sau phút chia li”, tác giả thể hiện điều gì ?
? Nhằm thể hiện nội dung trên, tác giả sử dụng nghệ thuật như thế nào ?
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản “ Sau phút chia li”.
a
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
IV. CỦNG CỐ :
Nhận diện thể thơ song thất lục bát:
- Hai câu 7 chữ ( song thất ) tiếp đến hai câu 6 – 8 ( lục bát ) làm thành một khổ,
số lượng khổ thơ không hạn định.
- Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới ( vần trắc ). Chữ cuối câu
7 dưới vần với chữ cuối câu 6 ( vần bằng ). Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu
câu 8. Chữ cuối câu 8 vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau ( vần bằng ).
2. ( Bài tập 1, tr 93 ) Phân tích màu xanh trong đoạn thơ :
a. Các từ chỉ màu xanh : mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.
b. Phân biệt sự khác nhau của các màu xanh :
- Xanh biếc của mây : xanh pha lẫn màu khác và ánh lên.
- Xanh của núi : xanh thẫm pha màu lam tím.
=> là màu xanh xa mờ, nhạt nhòa.
- Xanh ngắt của ngàn dâu : xanh đậm, không pha lẫn màu khác.
c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của
người chinh phụ :
Màu xanh : ( Cảm nhận chung ): mờ nhạt, không cụ thể => cảm nhận rõ ràng
nhức nhối biểu thị diễn biến tâm trạng : cảm giác buồn, trống vắng mơ hồ -> nỗi
đau nhức nhối tâm can trong lòng người chinh phụ.
a
? Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ song thất lục bát .
? Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ về : các từ chỉ màu xanh, sự khác nhau, tác dụng.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn - 2011
Tiết 26 - Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
hướng dẫn tự học
1. Học thuộc lòng đoạn thơ dịch.
2. Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
trong đoạn trích ( điệp ngữ, đối lập, câu hỏi tu từ…)
3. Nhận xét về mức độ tình cảm của người chinh phụ được
diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích.
4. Chuẩn bị hai bài : “ Qua đèo Ngang” và “ Bạn đến chơi nhà”.
Đọc kỹ và tìm hiểu, trả lời các câu hỏi của mục Đọc – hiểu văn
bản.
a
a
chân thành cảm ơn thầy, cô
và học sinh đến dự !
Nguyễn Ngọc Tuấn
06/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)