Bài 7. Sau phút chia li

Chia sẻ bởi Gameplay Gaming | Ngày 28/04/2019 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Sau phút chia li thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Thứ tư ngày12 tháng10 năm 2016
Bài 7 : Văn Bản : Sau Phút Chia Li
(Trích Chinh Phụ Ngâm khúc )

Đoàn Thị Điểm
Bài : Sau phút chia li
Thơ : song thất lục bát
Đặng Trần Côn
I Đọc – Tìm hiểu chung
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc , trải ngàn núi xanh
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn đâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? …
1 Đọc
2 Tìm hiểu chung

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là vị nữ sĩ danh tiếng nhất của Việt Nam thời Lê, tác giả bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm. Bà hiệu Hồng Hà, biệt hiệu Ban Tang. Sinh tại làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Do lấy chồng họ Nguyễn nên bà còn có tên là Nguyễn Thị Điểm.

Mẹ của bà là Võ thị, vợ kế ông hương cống Lê Doãn Nghi, tương truyền trong một giấc mơ ông Nghi thấy có người ban cho họ Đoàn liền lấy họ Đoàn. Ngoài ra bà còn có một anh ruột là ông giám sinh Đoàn Luân và một ông anh khác cùng cha khác mẹ là Lê Doãn Sĩ.

Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ nhận làm con nuôi, ông có ý tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối.

Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.

Đoàn Thị Điểm được xem là đứng đầu trong số các nữ sĩ danh tiếng nhất Việt Nam (sau đó là Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh).

Bà làm thơ rất hay, tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn tán thưởng.

Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy Ích.
a ) Tác giả
I Đoàn Thị Điểm
a ) Tác giả
Đặng Trần Côn vốn quê làng Nhân Mục (tức làng Mọc) ở gần kinh thành Thăng Long. không rỏ ông sinh vào năm nào , chỉ biết là vào khoảng đời Trịnh Cương ( 1709 -1729 ) . Theo Hoàng Xuân Hãn thì ông mất vào khoảng năm 1745 , lúc ấy chưa đến 40 tuổi .

Đương thời , Đặng Trần Côn nỗi danh là người văn chương lỗi lạc , thơ phú ông rất được trau dồi , bóng bẩy. Ông sáng tác bằng chữ Hán và tác phẩm chính là : Chinh phụ ngâm khúc .
II Đặng Trần Côn
2 Tìm hiểu chung
Thể thơ : Song thất lục bát
PTBĐ : Biểu cảm
HCST : Hoàn cảnh chung của đất nước : Từ thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đâ liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành, xâu xé quyền lợi. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều rồi lại Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm gây ra không ít thảm cảnh.
Thể loại : Khúc ngâm
Giọng điệu : chậm ; đều ; buồn
Bố cục : 3 phần
b ) Tác phẩm
II Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể song thất lục bát ở chú thích được trích về số câu , số chữ trong câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ
Câu hỏi
Trả lời
1.- Bốn câu thành một khổ
+ Hai câu 7 chữ (song thất)
+ Hai câu 6 – 8 (lục bát)
- Hiệp vần :
+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp
theo.
Câu hỏi
2. Qua 4 câu khổ đầu,nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào ? Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh ” tuôn màu mây biếc ,trải ngàn núi xanh “ có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ?
Trả lời
2. Bằng cách nói tương phản “Chàng thì đi-Thiếp thì về” cho thấy thực trạng chia li đã xảy ra
+ Chàng sẽ đi vào cõi xa năm vất vả
+ Còn thiếp trở về vò võ một mình trong căn buồng trống vắng
- Sự cách ngăn giữa hai người qua đôi mắt trông theo Chàng của người ở lại thật khắc nghiệt và nặng nề . Từ tưởng như phủ lên màu biếc của mây trời,trải vào màu xanh của núi ngàn.Hai hình ảnh mây biển và núi xanh tạo cái mênh mông cho nỗi đau buồn vì chia li
Câu hỏi
3. Qua 4 câu khổ hai,nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào ? Cách dùng phép đối còn ngoảnh (ngoảnh) lại-hãy trông sang trong hai câu 7 chữ,cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương-Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
Trả lời
3. – Về hình thức
+ Vốn là cách nói tương phản đối nghĩa
+ Điệp từ đảo vị trí hai địa danh
Chốn Hàm Dương-Bến Tiêu Tương
Và Khói Tiêu Tương-Cây Hàm Dương
+ Sự chuyển đổi trong cách nói cụ thể về địa danh
Chốn-Cây , Bến-Khói
- Về nội dung
+ Vần tiếp tục miêu tả sự chia li ở mức độ cao hơn.Nếu ở trên là chia li vì thể xác,về cuộc sống còn tâm hồn,tình cảm vẫn gắn bó thiết tha
+ Do đó qua nỗi sầu chia li người ta thấy nghịch cảnh.Gắn bó mà ko được gắn bó mà phải chia li
Câu hỏi
4.Qua 4 khổ thơ cuối,nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào ? Các điệp từ cùng,thấy trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu,màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó
Trả lời
4. Nỗi sầu chia li tiếp tục được gợi tả và nâng lên ở mức độ đó
- Lời thơ vẫn tiếp tục dùng cách nói đôi nghĩa,đặc biệt là điệp từ,điệp ý
- Ở trên còn có địa danh để ý niệm được độ xa cách nhưng ko gian ở đây đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu . Nó ko chỉ xanh xanh mà là xanh ngát,nghĩa là sự trong trái giữa trời cao đất rộng,nó thăm thẳm,mênh mông.Càng gửi gắm nỗi nhớ vào nói Chàng thì nỗi sâu chia li càng lớn
- Chữ sầu ở dòng cuối đã đúc thành một khối sầu . Hình thức nghi vấn ”Ai sầu hơn ai ? “ đã nhấn mạnh tâm trạng sầu đau của người chinh phụ lên tới cực độ.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe
bài thuyết trình của nhóm mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Gameplay Gaming
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)