Bài 7. Quan hệ từ

Chia sẻ bởi Tống Lư Giang | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Quan hệ từ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ ĐẾN DỰ LỚP 7/1
Giáo viên
Nguyễn Thị Thắm
Kiểm tra bài cũ :
Tìm từ Hán Việt trong các câu sau và nêu sắc thái biểu cảm ?
a. Chủ tịch Trương Tấn Sang cùng phu nhân đến thăm và làm việc tại Long An.

b. Do tuổi cao sức yếu nên cụ đã từ trần .

c. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương.
Sắc thái trang trọng
Sắc thái tao nhã, tránh gây thô tục
Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa.
Tiết 27
Tiếng việt :
QUAN HỆ TỪ
QUAN HỆ TỪ
Khái niệm
Sử dụng quan hệ từ
Phân biệt quan hệ từ
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy tìm quan hệ từ trong những câu văn sau ?
Thế nào là quan hệ từ :
1. Tìm hiểu ví dụ :
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
b. Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả .
( Lí Lan)
Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?
 Liên kết các cụm từ của CN
 Liên kết CN và VN
 Bởi, nên liên kết các vế của câu ghép.
 Nhưng liên kết các câu trong đoạn văn.
Liên kết các bộ phân của câu
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ :
1. Tìm hiểu ví dụ :
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
b. Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc riếng của mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả . ( Lí Lan)
 Quan hệ sở hữu
 Quan hệ nhân quả
 Liên kết các cụm từ của CN
 Liên kết CN và VN
 Bởi, nên liên kết các vế của câu ghép.
 Nhưng liên kết các câu trong đoạn văn.
Liên kết các bộ phân của câu
Thế nào là quan hệ từ ?
Quan hệ so sánh
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ :
Tìm hiểu ví dụ :
Bài học :
Quan hệ từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ như : so sánh, sở hữu, nhân quả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ :
1. Tìm hiểu ví dụ :
2. Bài học :
Trong các cặp câu sau, câu nào có sử dụng quan hệ từ ?
a1: Bạn ấy cho tôi cây viết.

A2 ; Bạn ấy đưa cho tôi cây viết.
B1: Bạn ấy giỏi về toán.
b2 : Em về nhà đi!

c1: Em ở nhà học bài cho tốt nhé!

C2: Quyển sách đặt ở trên bàn.
a2
b1
c2
 Động từ
 Động từ
 Động từ
Lưu ý : phân biệt giữa thực từ (danh từ, động từ, tính từ…) và quan hệ từ.
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
1. Tìm hiểu ví dụ :
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ.
a.Khuôn mặt của cô gái.
b. Lòng tin của nhân dân.
c. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua hôm qua.
d. Nó đến trường bằng xe đạp.
e. Giỏi về toán.
g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.
h. Làm việc ở nhà.
i. Quyển sách đặt ở trên bàn.
b
h
g
d
Em rút ra bài học gì về sử dụng quan hệ từ? ?
2. Bài học :
- Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ(dùng cũng được, không dùng cũng được)
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
1. Tìm hiểu ví dụ :
2. Bài học :
- Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ(dùng cũng được, không dùng cũng được)
Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ dưới đây:

-Nếu……….
Vì……….
Tuy……..
Hễ………
Sở dĩ………
thì
nên
nhưng
thì

Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được?
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
1. Tìm hiểu ví dụ :
2. Bài học :
- Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ(dùng cũng được, không dùng cũng được)
Đặt câu :
Nếu trồng nhiều cây xanh thì ta sẽ có không khí trong lành.
Vì nước lũ lớn nên chúng em được nghỉ học.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn đạt thành tích tốt trong học tập.
Hễ chăm học thì bạn sẽ có kết quả tốt.
Sở dĩ lớp mình đứng thứ nhất vì tất cả các bạn đều cố gắng.
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:

2. Bài học :
Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ(dùng cũng được, không dùng cũng được).
Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp.
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:

Bài tập bổ trợ:
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cụm từ “ thơ thiếu nhi”?
Thơ của thiếu nhi ( sở hữu)
Thơ do thiếu nhi (sáng tác )
Thơ viết về thiếu nhi (đề tài )
Thơ dành cho thiếu nhi ( đọc)
Thơ giống như thiếu nhi ( hồn hiên, trong sáng)
Thơ mà thiếu nhi yêu thích.
QUAN HỆ TỪ
Khái niệm
Sử dụng
quan hệ từ
Phân biệt
quan hệ từ
Động từ
Danh từ
Tính
từ
Ý nghĩa
Các bộ phận của câu
Các câu trong đoạn văn
Sở hữu
So sánh
Nhân quả
Bắt buộc
Không bắt buộc
Quan hệ từ dùng theo cặp
Liên kết
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
Luyện tập:

Bài tập 1:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
- Lí Lan-
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
Luyện tập:
Bài tập 2:SGK 98


Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Thế nào là quan hệ từ:
Sử dụng quan hệ từ:
Luyện tập:
3. Bài tập 3:
Trong các câu sâu đây, câu nào đúng câu nào sai?
Nó rất thân ái bạn bè.
Nó rất thân ái với bạn bè.
Bố mẹ rất lo lắng con.
Bố mẹ rất lo lắng cho con.
Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

b
g
d
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
III. Luyện tập:
Bài tập 4:SGK 99


1. Cây phượng này đã già lắm rồi. Thân phượng bạc phếch tháng năm, có nhiều đốm trắng bạc, có lẽ vì năm tháng qua đi. Cây giương những cánh tay che chở cho chúng em tránh được ánh nắng gay gắt của mặt trời. Trên cao là những tán lá xanh như những cái lọng to lớn ….
2. Ở Việt Nam có muôn ngàn cây lá xanh khác nhau nhưng loài cây thân thuộc gắn bó với người dân nhất là cây lúa. Cây lúa là nguồn kinh tế chính của mỗi gia đình ở quê hương em. Con người ai cũng trải qua quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành và mất đi, cây lúa cũng vậy. Từ khi nảy mầm đến khi được thu hoạch, nó cũng trải qua rất nhiều giai đoạn. ….
Tiếng việt : QUAN HỆ TỪ
Hướng dẫn học ở nhà :
Phân tích ý nghĩa của câu văn có sử dụng quan hệ từ.
Học thuộc phần bài học.
Làm các phần còn lại của bài tập 1,2,3 và hoàn thành đoạn văn bài tập 4.
Chuẩn bị bài : Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Lư Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)