Bài 7. Quan hệ từ

Chia sẻ bởi phùng hồng thủy | Ngày 28/04/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Quan hệ từ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

HỘI GiẢNG
TiẾT 27: QUAN HỆ TỪ
Người dạy: Phùng Hồng Thủy
Lớp: 7A5
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Xét VD: SGK
Hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây?
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.
( Khánh Hoài)
b.Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
( Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c.Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
( Tô Hoài)
d.Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
( Lý Lan)
2. Nhận xét:
Câu hỏi thảo luận
Nhóm 1: Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ?
Nhóm 2: Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?
Nhóm 3: Nêu vị trí của quan hệ từ trong câu?
Nhóm 4: Cho câu văn sau:
“Nó là đứa hay là quần áo. Ai cũng bảo nó là khéo tay và cẩn thận.”
Có ý kiến cho rằng từ “là” là từ nhiều nghĩa? Em có đồng ý không? Vì sao?
Nhóm 1:
Mỗi quan hệ từ đều biểu thị một ý nghĩa nhất định.
Nhóm 2:
Đồ chơi của chúng tôi
Liên kết các từ trong cụm danh từ
Đẹp như hoa
Liên kết các từ trong cụm tính từ
Ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực
Liên kết các cụm động từ trong câu
Bởi tôi[…] chừng mực nên tôi […] lắm.
Liên kết các vế trong một câu ghép.
Mẹ […] mà làm […]mình.
Liên kết các vế câu trong một câu ghép.
Mẹ […] Nhưng […]gì cả.
Liên kết các câu trong đoạn văn.
Nhóm 2:
Quan hệ từ liên kết giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Nhóm 3:
Vị trí của quan hệ từ:
+Đứng ở đầu câu hoặc ở giữa câu
+ Đứng ở giữa hai vế câu, cụm từ.
+ Đứng ở phần phụ sau của cụm từ ( DT, TT,..)
Nhóm 4:
Từ “ là” không phải là từ nhiều nghĩa.
Từ “là” là từ đồng âm khác nghĩa. Là (QHT), Là (ĐT)
 Phân biệt QHT với từ loại khác.
Em hiểu thế nào là quan hệ từ?
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
Bài tập 1: Tìm các quan hệ từ trong đoạn trích của văn bản “Cổng trường mở ra”:
Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được.Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Con là đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ .
Quan hệ từ nào dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ?
Quan hệ từ nào dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập?
Quan hệ từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ Giới từ.
Quan hệ từ dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập Liên từ
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Xét VD: SGK
2. Nhận xét:
3. Kết luận:
a. Khái niệm: SGK
Có mấy loại quan hệ từ?
b. Phân loại: 2 loại
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Xét VD: SGK
2. Nhận xét:
3. Kết luận:
Bài tập nhanh: Em hãy đọc những câu ca dao hoặc câu thơ có sử dụng quan hệ từ?
1. Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm.
( Nguyễn Trãi)
2. Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
( Ca dao)
3. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( Hồ Xuân Hương)
a. Khái niệm: SGK
b. Phân loại: 2 loại
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
1. Xét VD: SGK
2. Nhận xét:
X
X
X
X
X
X
X
X
SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
BẮT BUỘC
( Không rõ nghĩa, đổi nghĩa)
KHÔNG BẮT BUỘC
( Nghĩa không thay đổi)
SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
Theo cặp
Không theo cặp
SƠ ĐỒ BÀI HỌC:
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở ……………. tôi như vậy. Thực ra, tôi……………. nó ít khi gặp nhau . Tôi đi làm , nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ……… nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ……………cái vẻ mặt đợi chờ đó. ………………… tôi lạnh lùng………….. nó lảng đi. Tôi vui vẻ…… tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

( Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
với

với
bằng
Nếu
thì

III. LUYỆN TẬP
Bài tập 5: Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “ nhưng” sau đây:
(1) Nó gầy nhưng khỏe.

(2) Nó khỏe nhưng gầy.
 Tỏ ý khen.
 Tỏ ý chê.
Bài tập 3: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Hoa bàng vuông
Hoa hồng trắng
Hoa phượng vĩ
Quan sát ảnh, gọi tên các loài hoa.
Mỗi khi hè trở về, tôi lại yêu vô cùng hoa phượng và tiếng ve. (1)Thật vui biết bao khi ra đường, màu đỏ cháy rực trên cành gợi nhớ bao ngày vui.(2) Và màu đỏ của phượng lại như xôn xao trong ánh nắng vàng tươi bởi tiếng ve- tiếng ve vang lên dưới bầu trời xanh lộng gió.(3)
( Theo Cao Bích Xuân- Rèn luyện kĩ năng làm ở văn THCS)
Dặn dò:
* Học ghi nhớ :
Khái niệm quan hệ từ.
Phân loại
(3) Sử dụng quan hệ từ.
*Hoàn thành BT vào vở
*Chuẩn bị kiểm tra TLV bài viết số 2:

Đề: Loài cây em yêu.
Xin chân thành cảm ơn!
TIẾT 27: QUAN HỆ TỪ
Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó có sử dụng ít nhất 1 hoặc 1 cặp quan hệ từ. ( có chú thích)
Gợi ý:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Một nỗi buồn vô hạn.
“Dừng chân” đối diện với cái bao la của vũ trụ: Trời, non, nước.
Giữa trời đất Đèo Ngang chỉ có “ một mảnh tình riêng, ta với ta”.
“Mảnh tình riêng”: là nỗi buồn của người xa xứ, …
Cảnh Đèo Ngang: buồn bã, đìu hiu, vắng vẻ
Cụm từ “ ta với ta” : một mình với một mình
Cô đơn, không chia sẻ cùng ai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phùng hồng thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)