Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền | Ngày 01/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Cô và các bạn
đến với bài thuyết trình
của Tổ 3
Thành viên Tổ 3 gồm có:
1. Trần Võ Hạnh Nguyên.
2. Phan Tấn Minh.
3. Đỗ Quỳnh Anh.
4. Phạm Mai Phương.
5. Ngô Phạm Thanh Bình.
6. Sển Chính Hiệp.
7. Tăng Vĩnh Khang.
8. Lê Hoàng Gia Bảo.
Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu bài Bánh Trôi Nước nhé

Hôm nay chúng mình sẽ cùng tìm hiểu bài Bánh Trôi Nước nhé
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. 
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 
Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết rằng :
+ Hồ Xuân Hương là “con của Hồ Phi Diễn.
+ Hồ Xuân Hương không có năm sinh và năm mất cụ thể sống ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”

Hình ảnh về bà
2.Tác phẩm:
– Hoàn cảnh sáng tác: sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
– Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt.
Một số tác phẩm
Một số tác phẩm của bà
II.Tìm hiểu văn

Câu 1: Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì? Vì sao?
Trả lời:
Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật vì bài thơ tuân thủ đúng những quy luật
của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
- Bài thơ gồm 4 câu.
- Mỗi câu có 7 chữ.
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1,2,4.
Câu 2:

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a)Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

Trả lời:
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

b)Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu , giữ tấm lòng son.
Trả lời:
Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước biểu tượng cho người phụ nữ thời xưa:
- Hình thức: xinh đẹp “trắng lại vừa tròn”.
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được tấm lòng son, thủy chung, son sắt: “giữ tấm lòng son”.
- Thân phận: trôi nổi, bấp bênh giữa cuộc đời: “ba chìm bảy nổi”.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
Trả lời:
Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai là nghĩa chính của bài. Bởi nghĩa thứ hai mới thấy được giá trị tư tưởng của cả bài thơ.

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
 
 
 
 
Bảy nổi ba chìm với nước non

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Một số hình ảnh minh họa
III. Tổng kết.
Học ghi nhớ SGK/95.

Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG EM ĐẾN ĐÂY ĐÃ KẾT THÚC. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)