Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Khuất Quang Hải | Ngày 28/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Các thầy giáo, cô giáo đến dự chuyên đề:
"Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
tính đa nghĩa của văn bản thơ."
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu cảm nhận của em về khung cảnh được miêu tả trong bài thơ “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi). Từ đó em hiểu gì về hồn thơ Nguyễn Trãi?
Tuần 7 – Bài 7
Tiết 25 – Văn bản:
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
Là nữ thi sĩ xuất sắc thời Trung đại. Được suy tôn
là “ Bà chúa thơ Nôm”.
Sáng tác: Thơ Nôm; Tập thơ chữ Hán “Lưu Huơng kí”.
Bản thân: Tư chất thông minh, có học, có tài thơ văn
ứng đối. Cuộc đời nhiều ngang trái, éo le.
2/ Tác phẩm thơ:
* Xuất xứ:
- Trích tập thơ chữ Nôm.
- Là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng, phong cách nghệ thuật độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương.
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Số câu: 4 câu/bài.
- Số chữ: 7 chữ/câu.
- Luật bằng, vần bằng hiệp vần ở các chữ cuối câu 1,2,4.
* Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt.
* Nhan đề - Đề tài: Vịnh vật - sự vật bình thường, nhỏ mọn.
- Kết cấu: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp.
* Đọc: Giọng tình cảm, nhẹ nhàng,
tự hào, khẳng định, ngợi ca.
BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng / lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm / với nước non
Rắn nát / mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ / tấm lòng son”
II/ Tìm hiểu chi tiết :
1/ Vịnh bánh trôi:
Ở câu khai đề, bánh trôi nước được miêu tả qua những từ ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ ấy gợi tả hình ảnh bánh trôi ra sao?
- Thân em.
- Điệp từ vừa.
- Tính từ trắng, tròn.

- Lời tự xưng.
Hình thức bên ngoài tròn trịa, mộc mạc, tinh khiết, không pha tạp.
Cách diễn đạt của câu thừa đề có gì đặc biệt? Cách diễn đạt ấy gợi tả điều gì về chiếc bánh trôi?
- Thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”
Cụm từ “với nước non”.
Việc luộc bánh: bánh sống chìm, bánh chín nổi trong nước sôi.

Trong câu chuyển, từ ngữ nào cần chú ý? Câu chuyển nêu điều gì về chiếc bánh trôi?
Rắn, nát,
mặc dầu tay kẻ nặn.




Việc làm bánh: pha nhào bột, nặn bánh khéo “rắn”, vụng “nát” tuỳ kinh nghiệm của người làm bánh. Vẻ đẹp bên ngoài có thể thay đổi.

Câu kết có từ ngữ nào cần chú ý? Câu kết khẳng định điều gì về chiếc bánh trôi?
- mà
tấm lòng son.




Chất lượng bánh: bánh chín, nhân đường phên đỏ tươi không bị tan chảy thành nước,ngon ngọt, không đổi thay.

Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh trôi và cảm xúc của tác giả trước món ăn truyền thống của dân tộc ?
II/ Tìm hiểu chi tiết VB:
- Thân em.
- Điệp từ vừa.
- Tính từ trắng, tròn.
- Lời tự xưng.
Hình thức bên ngoài tròn trịa, mộc mạc, tinh khiết, không pha tạp.
- Thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”
- Cụm từ “với nước non”.
Việc luộc bánh: bánh sống chìm, bánh chín nổi trong nước sôi.

Rắn, nát,
mặc dầu tay kẻ nặn.
- Việc làm bánh: pha nhào bột, nặn bánh khéo “rắn”, vụng “nát” tuỳ kinh nghiệm của người làm bánh. Vẻ đẹp bên ngoài có thể thay đổi.
- mà
tấm lòng son.

- Chất lượng bánh: bánh chín, nhân đường phên đỏ tươi không bị tan chảy thành nước,ngon ngọt, không đổi thay.

Nhận xét chung

 Cách miêu tả cụ thể, chính xác.
 Lòng yêu mến tự hào về bản sắc văn hoá Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.
Mượn hình ảnh bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm tâm sự gì? Vì sao em rõ điều đó?
2/ Tâm sự gửi gắm:
Thảo luận nhóm
Trong bài thơ hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào?

- Thân em.
- Điệp từ vừa.
- Tính từ trắng, tròn.
- Hình thể - nhan sắc: Đẹp, xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu và tràn đầy sức sống, hàm ẩn sự trinh trắng, dịu dàng, duyên dáng, khiêm nhường kín đáo của người thiếu nữ Việt Nam.
- Thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”
- Cụm từ “với nước non”.
- Thân phận: chìm nổi long đong, bất hạnh,


Rắn, nát,
mặc dầu tay kẻ nặn.
bị phụ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình.
- mà
tấm lòng son.




- Nhân phẩm: tấm lòng son
Nhân phẩm đẹp đẽ: vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, kiên trinh, tấm lòng thủy chung, tình nghĩa son sắt.

Thảo luận nhóm
3/ Em có nhận xét gì về cách miêu tả và cảm xúc của nhà thơ về hình ảnh người phụ nữ?
- Thân em.
- Điệp từ vừa.
- Tính từ trắng, tròn.
- Hình thể - nhan sắc: Đẹp, xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu và tràn đầy sức sống, hàm ẩn sự trinh trắng, dịu dàng, duyên dáng, khiêm nhường kín đáo của người thiếu nữ Việt Nam.
- Thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”
- Cụm từ “với nước non”.
- Thân phận: chìm nổi long đong, bất hạnh,


Rắn, nát,
mặc dầu tay kẻ nặn.
- mà
tấm lòng son.

- Nhân phẩm: tấm lòng son
 Nhân phẩm đẹp đẽ: vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, kiên trinh, tấm lòng thủy chung, tình nghĩa son sắt.

Nhậnxét chung

bị phụ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình.
 Cách miêu tả ẩn dụ. Ngôn từ giản dị, đa nghĩa. Sử dụng thành ngữ dân gian.
Cảm xúc thương cảm, ngợi ca.
III/ Tổng kết:
1/ Nội dung:
- Cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ xưa.
- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp hình thể và phẩm chất trắng trong, thủy chung son sắt, kiên trinh của họ.
2/ Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ bình dị, đa nghĩa.
- Hình ảnh ẩn dụ, mộc mạc, chân thực.
- Thành ngữ dân gian.
- Mô típ ca dao than thân (mở đầu = cụm từ “thân em”).
Tính đa nghĩa
Vịnh bánh trôi nước
Cảm thương, ngợi ca người phụ nữ.
Hình thức bên ngoài (trắng, tròn – tinh khiết không pha tạp).
Hình thể xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu, trong trắng, dịu dàng, duyên dáng, khiêm nhường, kín đáo
Cách luộc bánh, nặn bánh (Bánh sống chìm, chín nổi, rắn, nát tuỳ kinh nghiệm người làm.
Thân phận người phụ nữ lận đận, bất hạnh, bị phụ thuộc. (Bảy nổi ba chìm với nước non - Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Chất lượng bánh nhân đường nguyên vẹn. ngon ngọt,
Tâm hồn trong sáng, tư thế kiên trinh, tấm lòng thuỷ chung tình nghĩa son sắt (tấm lòng son)
IV/ Luyện tập:
Bài thơ biểu cảm theo phương thức gián tiếp
thể hiện thái độ thương cảm, ca ngợi,
đề cao người phụ nữ.

Bài Bánh trôi nước có biểu cảm không,
nếu là biểu cảm thì bộc lộ cảm xúc gì ?

Tại sao nói:
“Bài thơ “Bánh trôi nước” là
tấm lòng của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương
dành cho người phụ nữ xưa”?
Hãy giải thích bằng đoạn văn ngắn
khoảng 5-7 câu.


Hình thức:
+ Đoạn văn lùi đầu dòng.
+ Đánh số câu.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu đoạn.
+ Không được tách đoạn.

* Hướng dẫn:
- Nội dung:
+ Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
là bài thơ có tính đa nghĩa.
+ Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ gửi gắm
niềm thương cảm với số phận đầy bất hạnh của
phụ nữ.
+ Xuân Hương trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của họ.
+ Bà là nữ sĩ đầu tiên cất lên tiếng nói khẳng định
ngợi ca phái yếu.

Về nhà
- Học và soạn bài theo hướng dẫn về nhà.
Hoàn thiện viết đoạn văn phần Luyện tập.
Tìm đọc cuốn “Hồ Xuân Hương – Thơ và đời”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuất Quang Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)