Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc | Ngày 28/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng – Cư Mgar – Đắc Lắc
? Đọc thuộc văn bản: Côn Sơn ca . Phân tích cảnh đẹp Côn Sơn hiện lên trong bài và tình cảm của tác giả?
KIỂM TRA BÀI CŨ
? Đây là món ăn gì?
BÁNH TRÔI NƯỚC
Tiết 25 – Văn bản
Hồ Xuân Hương
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc:
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
? Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Tác giả:
Hồ Xuân Hương ( ? -?). Quê Nghệ An.
Bà là nhà thơ nữ khá nổi tiếng; được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”
Tác giả:
+Hồ Xuân Hương ( ? -?). Quê Nghệ An.
+Bà là nhà thơ nữ khá nổi tiếng; được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”
Tác phẩm:
+Đây là một trong những bài thơ xuất sắc của bà.
+ Làm theo lối vịnh vật.
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
1. Đọc:
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
b. Từ khó: ( SGK)
3. Thể loại
? Bài thơ làm theo thể loại gì? Đặc của thể loại thơ này?
Thất ngôn tứ tuyệt
? Phương thức biểu đạt chính?
Biểu cảm + Miêu tả+ Tự sự
? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Chỉ ra những nghĩa đó?
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Tả thực bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
? Bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?
? Tìm từ ngữ nói về hình ảnh cái bánh trôi nước trong bài thơ ?
Hình dáng: tròn
Màu sắc: trắng
Nhân: đường phên đỏ
Cách làm: rắn, nát( phụ thuộc người làm bánh)
Kĩ thuật luộc: bảy nổi ba chìm
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả?
*Tả chính xác, sinh động, thú vị rất đúng với cách làm bánh ở ngoài đời – một món ăn dân tộc.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả trật tự
làm bánh và dụng ý của T/g?
Miêu tả không theo trật tự thông thường.
Dụng ý: Thông qua H/ả cái bánh trôi nói đến thân phận người phụ nữ trong XHPK.
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Tả thực bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong XHPK
? Người phụ nữ trong XHPK được miêu tả ntn về hình thức, thân phận, phẩm chất?
Thảo luận 3’
2. Vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong XHPK
2. Vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong XHPK
? Có mô típ nào quen thuộc đã gặp trong
ca dao? Mô típ ấy nói lên điều gì?
- Mô típ “Thân em”- nói lên một nỗi đau thân phận.
? Có nét độc đáo gì trong cách viết? Tác dụng?
( nghệ thuật, từ ngữ sử dụng, giọng điệu…)
* H/ả ẩn dụ, đối lập, đảo ngữ, thành ngữ dân gian vận dụng tài tình. Từ “ mặc dầu” đặt giữa câu thơ như sự gắng gượng vươn lên để K/đ mình ở câu kết. Giọng điệu thơ không chỉ là lời than thân trách phận mà còn giãi bày sự bền gan: trong tủi cực vẫn kiên trinh, thách thức. …
? Trong 2 nghĩa đã phân tích, nghĩa nào là chính?
Bài thơ ca ngợi người phụ nữ, cảm thông cho số phận người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến.
1. Tả thực bánh trôi nước
Hình dáng: tròn
Màu sắc: trắng
Nhân: đường phên đỏ
Cách làm: rắn, nát( phụ thuộc người làm bánh)
Kĩ thuật luộc: bảy nổi ba chìm
*Tả chính xác, sinh động, thú vị rất đúng với cách làm bánh ở ngoài đời – một món ăn dân tộc.
? Thái độ của nhà thơ Hồ Xuân Hương
qua bài thơ này là gì?
Chọn đáp án đúng nhất.
a. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ( cả hình thức và nội dung) của người phụ nữ.
b. Cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của chị em phụ nữ.
c. Lên án xã hội cũ.
d. Tất cả các ý trên.
d
I. ĐỌC – TIẾP XÚC VĂN BẢN
II. PHÂN TÍCH
1. Tả thực bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong XHPK
III. TỔNG KẾT
? Những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật?
* Ghi nhớ: ( SGK)
Nội dung: + Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ VN xưa.
+ Thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị…
IV. LUYỆN TẬP
Sưu tầm những bài ca dao than thân bắt đầu
bằng hai từ “ Thân em”.
VD:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt sa xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
Thân em như củ ấu gai…
Thân em như chẽn lúa đòng đòng….

? Tình cảm, cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ?
Dặn dò
Học thuộc bài thơ, học thuộc phân tích.
Soạn: Chinh phụ ngâm khúc: Nội dung, nghệ thuật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)