Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Trần Thanh Thủy | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

chào mừng các thầy cô giáo
Đến thăm lớp và dự giờ
3
4
Tết Trung Thu
1
Tết Đoan Ngọ
Lễ Vu Lan
Ngày 3 - 3
Tết Nguyên Đán
5
2
Chọn hoa đoán ngày lễ Tết
Bài 7 - Tiết 25:
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
I. Tìm hiểu chung
Tác giả:
Tranh vẽ chân dung
nữ sĩ Hồ Xuân Hương
1. Tác giả:
Hồ Xuân Hương (? - ?) sống trong giai đoạn nửa cuối TK XVIII, nửa đầu TK XIX.
Bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm"
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ Nôm truyền tụng.
+ Lưu Hương ký.
+ Câu đối.
Thơ bà có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thơ văn bà mang sắc thái biểu cảm và giá trị thẩm mỹ riêng.
"Hồ Xuân Hương là một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam" Jăng Rixtal.
2. Tác phẩm:
- Nằm trong mảng "Thơ Nôm truyền tụng".
- Là bài thơ Nôm tiêu biểu cho ý thức tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Hình thức:
+ Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Gieo một vần ở cuối các câu 1, 2, 4.
- Bố cục: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp.
Chữ Nôm
3. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Đọc:
Giọng đọc chậm, thể hiện cảm xúc của bài:
+ Câu 1: Thể hiện niềm tự hào
+ Câu 2, 3: Ngậm ngùi, sâu lắng
+ Câu 4: Khẳng định, rắn rỏi
Chú ý: Cách ngắt nhịp, nhấn mạnh vào các từ ngữ, thành ngữ, ca dao.
b. Tìm hiểu chú thích: SGK
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Miêu tả bánh trôi (nghĩa trực tiếp) :
- Hình dáng: Viên bánh tròn.
- Màu sắc: Trắng
- Cách làm:
+ Khi thả bánh vào nước sôi, bánh chìm xuống; khi chín hẳn bánh nổi lên.
+ Bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nhào nặn bánh.
- Từ ngữ: Trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, son
? từ ngữ biểu cảm, gợi hình, gần gũi, giản dị, mang màu sắc dân gian.
- Nguyên liệu: Làm bằng bột nếp, trong có nhân đường phèn nâu đỏ
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Miêu tả bánh trôi (nghĩa trực tiếp):
- Hình dáng: Viên bánh tròn.
- Màu sắc: Bánh làm bằng bột nếp trắng, có nhân đường..
- Cách làm:
+ Khi thả bánh vào nước sôi, bánh chìm xuống; khi chín hẳn bánh nổi lên.
+ Bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nhào nặn bánh.
- Từ ngữ: Trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, son
? từ ngữ biểu cảm, gợi hình, gần gũi, giản dị, mang màu sắc dân gian.
? Miêu tả rất thực, chính xác, sống động và hấp dẫn.
"Với một tâm hồn nghệ sĩ thực sự, nhà thơ bao giờ cũng phát hiện được những khía cạnh thẩm mỹ trong đối tượng miêu tả của mình"
- Nguyễn Lộc -
2. Hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến (nghĩa hàm ẩn):
Hình ảnh bánh trôi:

- Hình dáng: Tròn.
- Màu sắc: Trắng.
Cách làm:
+ Luộc trong nước sôi, khi chín thì nổi, chưa chín thì chìm xuống.
+ Rắn, nát phụ thuộc vào tay người nhào nặn bánh.
Hình tượng người phụ nữ:
- Hình dáng.
- Phẩm chất.
- Thân phận.
a. Câu 1:
Thân em: cách nói quen thuộc trong ca dao ? Gợi tả hình ảnh người phụ nữ.
Cặp từ "vừa . lại vừa":
Từ ngữ biểu cảm: trắng, tròn
Khẳng định người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
? Cách nói kín đáo, tinh tế gợi lên vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng, phúc hậu đồng thời cũng là sự khẳng định, tự hào về vẻ đẹp hình thức và phẩm giá trắng trong của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. Câu 2:
- Nghệ thuật chọn lựa trật tự từ trong thành ngữ một cách tài tình:
"Ba chìm bảy nổi" ? "Bảy nổi ba chìm"
? Có tác dụng nhấn mạnh số phận long đong,lận đận của người phụ nữ trong xã hội cũ; một thân phận nhỏ nhoi giữa bể khổ mênh mông của cuộc đời.
? Tác giả vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc, vẫn có nét độc đáo mang dấu ấn riêng.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
c. Câu 3:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Cặp từ trái nghĩa.
Cụm từ: "tay kẻ nặn".
? Đã thể hiện một cách sinh động người phụ nữ trong xã hội phong kiến có số phận phụ thuộc.
Có giá trị biểu cảm
d. Câu 4:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Cặp từ quan hệ: "Mặc dầu . mà" tạo thành sự đối lập
Cuộc đời bạc bẽo >< phẩm cách tuyệt vời
? Đây không phải là sự buông xuôi mà là nghị lực sống và vươn lên một cách mãnh liệt của người phụ nữ.
- Tấm lòng son: Tấm lòng thủy chung, son sắt, phẩm cách cao đẹp của người phụ nữ.
? Tấm lòng son sắt thủy chung được khẳng định qua mọi hoàn cảnh, sóng gió cuộc đời. Dù cuộc sống có lênh đênh chìm nổi đến đâu, xã hội phong kiến cũng không bao giờ có thể làm mất đi được phẩm giá và nhân cách cao đẹp đó.
- Nghệ thuật ẩn dụ độc đáo.
- Hồ Xuân Hương có tài làm thơ, thơ bà chính là cuộc đời, bà viết bằng tất cả sự thông cảm với nỗi khổ và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó còn là sự lên án của nhà thơ với xã hội phong kiến bất công.
a. Ngôn ngữ bình dị, đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Ngôn ngữ gợi tả, có những hình ảnh tinh tế gợi cảm, độc đáo.
c. Ngôn ngữ đặc sắc, vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, có hình ảnh giàu giá trị biểu cảm cao.
III. Tổng kết ghi nhớ:
Con chọn lựa tổng kết nào trong các nội dung tổng kết dưới đây:
1) Nghệ Thuật:
2) Nội dung:
a. Bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Bài thơ nói lên sự trân trọng phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
c. Bài thơ là sự thông cảm với số phận đau thươngcủa người phụ nữ xưa.
d. Bài thơ cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
IV- Luyện Tập
Thảo luận ngắn:
Bác Hồ có viết: "Thơ tứ tuyệt là loại thơ khó làm nhưng hay nhất vì trong khuôn khổ 4 câu thơ phải nói được cái lớn ở đời"
Theo con cái lớn mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm trong bài thơ là gì?
đáp án phần trắc nghiệm
Câu 1:
Bài thơ đã qua hình ảnh bánh trôi để thể hiện hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến có:
Vẻ đẹp tâm hồn.
b. Số phân đau thương.
c. Ngoại hình đẹp.
d. Vẻ đẹp toàn diện và thân phận long đong phụ thuộc.
đáp án phần trắc nghiệm
Câu 2:
Thành ngữ nào trong các thành ngữ dưới đây gần nghĩa với thành nghĩa mà Hồ Xuân Hương đã vận dụng trong câu thứ hai của bài thơ:
Lên thác xuống ghềnh.
b. Cơm niêu nước lọ.
c. Cơm thừa canh cặn.
d. Nhà rách vách nát.
đáp án phần trắc nghiệm
Câu 3:
Bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc là do:
Ngôn ngữ bình dị.
b. Sáng tạo trong việc dùng ca dao.
c. Vận dụng tài tình thành ngữ.
d. Tất cả các ý trên.
Hướng dẫn về nhà
Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước trong một đoạn tổng phân hợp.
Câu chủ đề
Cảm nghĩ về miêu tả bánh trôi
Cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ
Hình dáng
Màu sắc
Cách làm
Vẻ đẹp toàn diện
Số phận đau thương phụ thuộc
Ngôn ngữ bình dị, vận dụng sáng tạo thành ngữ, cao dao
Câu hợp
Ngày gì hương ổi ngát đường
Bánh nướng bánh dẻo thắp hương ông bà
Ngay gì em thử đoán xem
Quả ngon, rượu nếp, chè sen ngọt ngào
Ngày gì em có nhớ chăng
Bánh su sê đẹp kính dâng mẹ hiền
Ngày gì thưởng thức bánh trôi
Nhân đường bột nếp suốt đời trắng trong
Ngày nào có bánh chưng xanh
hoa đào rực rỡ trên cành thắm tươi
Cách làm bánh trôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)