Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Hân | Ngày 28/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng Qúy Thầy Cô
Đến Dự
Lớp 7A1
THAO GIẢNG

KIỂM TRA BÀI CŨ
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca Côn Sơn”.
- Em hãy cho biết cảnh Côn Sơn được miêu tả như thế nào? Và cuộc sống của nhân vật “ ta” có mối liên hệ như thế nào với thiên nhiên ở Côn Sơn?
Đáp án
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Cảnh trí Côn Sơn mang tính chất khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ: có tiếng suối, đá rêu phơi, có ghềnh thông, rừng trúc.
Nhân vật ta có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
BÀI CA CÔN SƠN – NGUYỄN TRÃI
LỜI HAY Ý ĐẸP
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Trịnh Công Sơn
Tu?n 7. Ti?t 25, 26
( Trích Chinh Phụ Ngâm Khúc)

Văn bản
BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
HDĐT
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Sau phút chia li
Đoàn Thị Điểm?



Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ viết bằng chữ Nôm ngày càng nhiều và có giá trị.
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, các tác giả sáng tác những thể loại văn học bằng những chữ viết gì?
Chữ Hán và chữ Nôm
Là một loại bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn và vo thành viên tròn, có nhân, được luộc chín bằng cách cho vào nước rồi đun sôi.
Qua phần chú thích em hãy cho biết bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?
Chè trôi nước
Theo em, ở quê ta bánh trôi nước gọi là gì?
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.


Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
a. Tác giả
Em hãy cho biết tác giả của bài thơ này là ai?
Và nhà thơ này được mệnh danh là gì?
Hồ Xuân Hương (? - ?) chưa thật rõ lai lịch.
Có nhiều sáng tác thơ nôm độc đáo. Bánh trôi nước là bài thơ tiêu biểu.
Bà chúa thơ Nôm
b. Văn bản
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
a. Tác giả
b. Văn bản
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Em hãy cho biết bài thơ này thuộc thể loại gì và dựa vào đâu em biết?
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Vì bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ
Cách gieo vần trong bài này như thế nào? Em hãy chỉ ra?
Gieo vần ở chữ cuối các câu: 1 ( tròn), 2 ( non), 4 (son).
Ptbđ chính: biểu cảm.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
Theo em tại sao bài thơ này lại có nhan đề là Bánh trôi nước?
- Vì bài thơ tả chiếc bánh trôi nước.
- Và vì tác giả muốn mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ ngày xưa.
2. Đọc – hiểu văn bản.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
a. Nội dung.
Em hãy cho biết nghĩa của 2 từ “rắn nát” là gì?
Rắn nát còn thể hiện chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo, vụng hay khéo…là còn phụ thuộc vào sự khéo léo của người tạo ra nó.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
Thảo luận nhóm ( 3’)
- Qua việc đọc văn bản, các em hãy cho biết bài thơ này có thể hiểu theo những nghĩa nào?
- Em hãy nêu những nghĩa ấy của bài thơ?
Có thể hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa tả thực:
Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nổi.
- Ngụ ý sâu sắc:
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
+ Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
- Có thể hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa tả thực:
Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nổi.
- Ngụ ý sâu sắc:
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
+ Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Theo em trong hai nghĩa này thì nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Em hãy giải thích vì sao?
Nghĩa thứ 2 là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ vì đấy mới là mục đích sáng tác của tác giả: cho thấy số phận và phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam nói chung và trong xã hội ngày xưa nói riêng.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
Có thể hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa tả thực:
Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nổi.
Nghĩa thứ 2 là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ vì đấy mới là mục đích sáng tác của tác giả: cho thấy số phận và phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam nói chung và trong xã hội ngày xưa nói riêng.
- Ngụ ý sâu sắc:
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
+ Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Em hãy chứng minh cho việc người phụ nữ ngày xưa không tự mình quyết định được số phận của mình?
- Người phụ nữ ngày xưa: cha mẹ đặt đâu là ngồi đó, không được đi học, không có vị trí gì trong xã hội...
- Phải tam tòng ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh)….
- Quan niệm trọng nam khinh nữ.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
- Có thể hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa tả thực:
Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nổi.
- Ngụ ý sâu sắc:
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
+ Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Ngoài trân trọng, ngợi ca ra, tác giả còn có thái độ gì khác nữa đối với người phụ nữ?
Tác giả còn tự hào với vẻ đẹp của người phụ nữ:
Thân em
Vừa trắng
Vừa tròn
xinh đẹp
 Khỏe mạnh
hoàn hảo
 Vẻ đẹp ngoại hình
Em vẫn giữ tấm
lòng son
Son sắt, thủy chung
Nghĩa tình
Vẻ đẹp tâm hồn - nhân cách dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào:
Tác giả còn tự hào với vẻ đẹp của người phụ nữ:
- R?n nỏt
Phó thác, phụ thuộc vào người khác.
- M?c d?u
Bảy nổi, ba chìm
 Bấp bênh, trôi nổi
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
b. Nghệ thuật.
Hai tiếng mở đầu trong câu thơ đầu tiên của bài, em thấy có gì quen thuộc?
Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng 2 tiếng “ Thân em”
Sử dụng mô típ dân gian: “Thân em”.
Em hãy đọc một số câu ca dao bắt đầu bằng hai tiếng “thân em” có trong ca dao?
Từ đó em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?
Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Trong câu thơ thứ hai, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì để nói lên thân phận của người phụ nữ chìm nổi, lênh đênh?
Thành ngữ “Ba chìm bảy nổi”.
Ngoài các biện pháp nghệ thuật nói trên, em nào biết tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật rất độc đáo nào nữa?
Sử dụng một hình ảnh (bánh trôi nước) mang nhiều ý nghĩa tượng trưng giúp tác giả dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Vận dụng điêu luyện các quy tắc của thơ Đường luật
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
b. Nghệ thuật.
c. Ý nghĩa văn bản.
Qua tác phẩm này, em hiểu thêm gì về người phụ nữ trong xã hội xưa và tình cảm, thái độ của tác giả dành cho họ?
Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
Qua tác phẩm này, em thấy có sự giống và khác nhau gì về người phụ nữ trong xã hội xưa ( xã hội phong kiến) và người phụ nữ trong xã hội ngày nay?
- Người phụ nữ ngày nay khác người phụ nữ ngày xưa rất nhiều: họ đã tự quyết định được số phận của mình, trong xã hội, họ có một vai trò vị trí quan trọng, được tự do học tập, tự do trong mọi vấn đề như tình cảm, hôn nhân, chọn nghề nghiệp, được tôn trọng, có quyền bình đẳng với nam giới….
- Giống: vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó… Bác Hồ phong tặng Tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Tiết 25
Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC - Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Nội dung.
b. Nghệ thuật.
c. Ý nghĩa văn bản.
3. Tổng kết
Ghi nhớ sgk trang 95
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ. Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác của Hồ Xuân Hương.
- Chuẩn bị học tiếp bài đọc thêm:
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Sau phút chia ly.
Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC
EM HỌC SINH

CHÀO TẠM BiỆT

HẸN GẶP LẠI VÀO TIẾT HỌC SAU



- HẾT -






Tu?n 7. Ti?t 26
( Trích Chinh Phụ Ngâm Khúc)
Đoàn Thị Điểm?
HDĐT
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Sau phút chia li
1. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra – Trần Nhân Tông.
1.1. Tìm hiểu chung.
1.1.1. Tác giả
- Trần nhân Tông (1258 – 1308).
- Một vị vua yêu nước, anh hùng, thương dân.
- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông.
- Vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc lâm Yên Tự.
- Nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
1.1.2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác: có thể được viết vào nhịp nhà thơ về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Ptbđ chính: biểu cảm.
1.2. Đọc – hiểu văn bản
1. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra – Trần Nhân Tông.
1.1. Tìm hiểu chung.
1.2.1.1. Bức tranh cảnh vật làng quê.
- Không gian, thời gian.
- Ánh sáng, màu sắc, âm thanh.
- Sự sống yên bình của thiên nhiên và của con người hòa quyện.
1.2.1.2. Con người nhà thơ.
- Cái nhìn vãn vọng của vị vua - thi sĩ.
- Tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.
- Xúc cảm sâu lắng.
1.2.1. Nội dung
1.2.2. Nghệ thuật
1.2. Đọc – hiểu văn bản
1. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra – Trần Nhân Tông.
1.1. Tìm hiểu chung.
1.2.1. Nội dung
- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối – tạo nhịp thơ êm ái, hài hòa.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả làm bật lên hình ảnh thơ đấy thú vị.
- Dùng cái hư làm nổi bật lên cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị.
1.2.3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
1.2.4. Tổng kết
Ghi nhớ sgk trang 77
2. Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm?
2.1. Tìm hiểu chung
2.1.1. Tác giả
Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh xuân, Hà Nội, sống vảo khoảng nữa đầu tk XVIII.
2.1.2 Văn bản
- Thể loại:
+ Ngâm khúc là thể loại văn học xuất hiện khi chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
+ Được sáng tác theo thể song thất lục bát – do người Việt sáng tác.
Hoàn cảnh sáng tác:
Được sáng tác bằng chữ Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
- Vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc hiện vẫn còn nhiều ý kiến.
2.2. Đọc – hiểu văn bản.
2. Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm?
2.1. Tìm hiểu chung
2.2.1. Nội dung
2.2.1.1. Tâm trạng của người chinh phụ sau phút chia li:
- Cảm nhận về nỗi cách xa chồng vợ.
- Thắm thía tình cảnh oái oăm, nghịch chướng: tình cảm vợ chồng nồng thắm mà không được ở bên nhau.
Niềm khát khao hạnh phúc như những đợt sóng tình cảm triền miên không dứt.
2.2.1.2. Tấm lòng của tác giả.
Tác giả cảm thông sâu sắc cho nỗi niềm của người chinh phu:
Thấu hiểu tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
2.2.2. Nghệ thuật.
- Thể thơ song thất lục bát.
- Cực tả tâm trạng buồn đau, cô đơn, nhớ nhung…
- Sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trung, cách điệu..
- Sử dụng điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi,,,thể hiện giọng điệu da diết buồn thương.
2.2. Đọc – hiểu văn bản.
2. Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm?
2.1. Tìm hiểu chung
2.2.1. Nội dung
2.2.2. Nghệ thuật.
2.2.3. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích thể hiện nổi buồn chia phôi của người chinh phục sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
2.2.4. Tổng kết
Ghi nhớ sgk trang 93
Dặn dò:

Học bài thơ và làm bài tập.
Chuẩn bị bài Qua Đèo Ngang.
Cảm ơn các em, chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)