Bài 7. Bánh trôi nước

Chia sẻ bởi Lãnh Thiên Nhi | Ngày 28/04/2019 | 14

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bánh trôi nước thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài 7: Bánh trôi nước.
(Hồ Xuân Hương).
I. Giới thiệu chung.
Tác giả: Hồ Xuân Hương.
Bà là người thông minh, có tài làm thơ, tài ứng đối rất nhanh nhưng lại gặp nhiều khó khắn về tình duyên.
Sự nghiệp: 50 bài thơ chữ Nôm và 1 tập thơ chữ Hán: “Lưu Hương kí”.
Phong cách thơ: trữ tình thì tê tái, chào phúng thì sắc nhọn.
Giá trị: thơ bà mang giá trị hiện thực.
bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
Tác phẩm của bà được lưu truyền tới sau này.
I. Giới thiệu chung.
2. Tác phẩm.
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
Đề tài: vịnh vật.
+ miêu tả đặc điểm của sự vật khiến người đọc hình dung ra ngay đặc điểm của sự vật đó.
+ Giải thích vịnh vật như thế nào.
Thông qua vịnh vật, tác giả gửi gắm tư tưởng.
- Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình tiêu biểu theo phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( Hồ Xuân Hương)
II. Đọc-hiểu văn bản.
Đọc, chú thích.
Đại ý.
Bài thơ vịnh Bánh trôi nước- món ăn quen thuộc, bình dị của người dân Việt Nam đồng thời làm hiện lên vẻ đẹp thân phận của người phụ nữ Việt Nam xưa.
II. Đọc-hiểu văn bản.
3. Phân tích.
Nghĩa tả thực: bánh trôi nước.
Trắng: màu bánh, làm từ bột nếp, tinh khôi.
Tròn: hình dáng của bánh.
Bảy nổi ba chìm: gợi tả cách luộc bánh. Khi bánh sống thì chìm, khi chín thì nổi.
Rắn nát: cách làm bánh. Pha nhào bột, nặn bánh khéo vụng phụ thuộc vào người làm bánh.
Lòng son: nhân bánh được làm từ đường phèn.
Bằng cách chọn từ gần gũi với cách nói dân gian, bài thơ đã miêu tả thật cụ thể, sinh động hình ảnh và quá trình làm bánh trôi nước. Qua đó, thể hiện tình yêu của tác giả với những món ăn bình dị, dân giã mang đậm bản sắc dân tộc.
II. Đọc-hiểu văn bản.
b) Nghĩa ẩn dụ: người phụ nữ.
Thân em: cách mở lời quen thuộc trong ca dao khiến cho lời thơ giản dị, tự nhiên và cũng đầy sức gợi. -> gợi vẻ đẹp làn da, vóc dáng của người phụ nữ. Kết cấu vừa… vừa… làm tăng vẻ đẹp sánh đôi.
Người phụ nữ tự nói về mình với ít nhiều niềm kiêu hãnh và tự hào. Đó là vẻ đẹp tròn trịa, đầy đặn, ưa nhìn.

II. Đọc-hiểu văn bản.
b) Nghĩa ẩn dụ: người phụ nữ.
Bảy nổi ba chìm: thành ngữ gợi ra phận người lao đao, vất vả, nhiều gian truân, lận đận, thậm chí bị vùi dập phũ phàng.
Rắn nát: ẩn dụ- chỉ số phận của người phụ nữ. Rắn- nát gợi số phận khổ đau, hẩm hiu, bất hạnh.
Câu thơ đã nêu ra những nguyên nhân gây nên bất hạnh của người phụ nữ: do họ ko được làm chủ cuộc đời, bị phụ thuộc vào người khác.
Tố cáo xã hội phong kiến bất công.
II. Đọc-hiểu văn bản.
b) Nghĩa ẩn dụ: người phụ nữ.
Lòng son: tấm lòng thủy chung, son sắc, đức hy sinh, nhân hậu.
Cho dù cuộc đời có phũ phàng đến đâu thì người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá của mình.

II. Đọc-hiểu văn bản.
b) Nghĩa ẩn dụ: người phụ nữ.
Kết cấu: mặc dầu… mà em vẫn…
Nhấn mạnh sự tương phản giữa hoàn cảnh với phẩm chất.
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn đẹp với ý chí kiên cường, bản chất ngoan cường, thái độ thách thức ngầm nhưng quyết liệt với xã hội phong kiến bạo tàn.
Bài thơ đã phản ánh thân phận khổ đau và ngợi ca vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ xưa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lãnh Thiên Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)