Bài 7. Bài tập chương I

Chia sẻ bởi Hoàng Liên | Ngày 04/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Bài tập chương I thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:













TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGẠC
SINH HỌC 9
Bài 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I
I.Bài tập về lai 1 cặp tính trạng.
Ví dụ 1: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2
Em hãy giải bài tập và rút ra kết luận.
???
Bài 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I
I.Bài tập về lai 1 cặp tính trạng.
1.Dạng 1:
* Biết kiểu hình của P => xác định kiểu gen, kiểu hình ở F1, F2.
Cách giải
+ B1: Xác định xem P có thuần chủng hay không về tính trạng trội.
+ B2: Quy ước gen để xác định kiểu gen của P.
+ B3: Lập sơ đồ lai: P, Gp , F1, GF1, F2.
+ B4: Viết kết quả lai, ghi rõ tỉ lệ KG, KH.
Bài 1 trang 22
Có thể xác định nhanh kiểu hình của F1 , F2 trong các trường hợp sau:
a.P thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn:
=> F1 đồng tính về tính trạng trội
F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
b.P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, có hiện tượng trội không hoàn toàn:
=> F1 mang tính trạng trung gian
F2 phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1
???
c. Ở P 1 bên bố hoặc mẹ có kiểu gen dị hợp, 1 bên có kiểu gen đồng hợp lặn:
=> F1 có tỉ lệ 1 : 1
2. Dạng 2:
Biết kết quả F1 => xác định KG, KH của P.
Cách giải
Căn cứ vào kết quả kiểu hình ở đời con.
a. Nếu F1 ĐT mà 1 bên bố hay mẹ mang TT trội, 1 bên
mang TT lặn.
=> P t/c có KG đồng hợp: AA x aa
b. F1 có hiện tượng phân li:
F: (3 : 1) -> P: Aa x Aa
F: (1 : 1) -> P: Aa x aa (trội hoàn toàn)
Aa x AA ( trộ ko hoàn toàn)
F: (1 : 2 : 1) -> P: Aa x Aa (trội ko hoàn toàn)
c. Nếu F1 không cho biết tỉ lệ phân li thì dựa vào KH lặn F1 để suy ra KG của P.
3. Bài tập
*VD3: Bài 2/Tr22
*VD4: Bài 3/Tr22
* VD5: Bài 4/Tr23
II. Lai 2 cặp tính trạng
Dạng 1:
Biết P => xác định kết quả lai F1 và F2
Cách giải
+ B1: Quy ước gen -> xác định KG P.
+ B2: Lập sơ đồ lai.
+ B3: Viết kết quả lai: tỉ lệ KG, KH.
*VD1: Ở lúa thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao, hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn. Cho cây lúa t/c thân thấp, hạt chín muộn x t/c thân cao, hạt chín sớm ->F1 . Cho F1 x F1. Xác định KG, KH của F1 , F2 . Biết các TT di truyền độc lập nhau.
Có thể tính nhanh: Nếu bài cho các cặp gen quy định cặp TT DTĐL -> căn cứ vào tỉ lệ từng cặp TT để tính tỉ lệ KH:
(3 : 1)(3 : 1) = 9:3:3:1
(3 : 1)(1 : 1) = 3:3:1:1
(3 : 1)(1 : 2 : 1) = 6:3:3:2: 1:1 (1 cặp THT, 1 cặp TKHT)

2. Dạng 2:
*Biết số lượng hay tỉ lệ KH ở F. Xác định KG của P.
Cách giải:
Căn cứ vào tỉ lệ KH ở đời con => Xác định KG P.
+ F2 : 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) -> F1 dị hợp về 2 cặp gen -> P t/c 2 cặp gen.
+ F1 :3:3:1:1 = (3:1)(1:1) -> P: AaBb x Aabb
+ F1 :1:1:1:1 = (1:1)(1:1)-> P: AaBb x aabb
hoặc P: Aabb x aabb
3. Bài tập
VD2: Gen A – : quy định hoa kép
Gen aa : quy định hoa đơn
Gen BB: quy định hoa đỏ
Gen Bb: quy định hoa hồng
Gen bb: quy định hoa trắng
Pt/c: kép, trắng x đơn, đỏ -> F2 như thế nào?
* VD3: Bài 5/Tr 23
Dặn dò
+ Làm đầy đủ các bài tập trang 22, 23
+ Đọc trước bài 8: Nhiễm sắc thể




Chúc các em học tập tốt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)