Bài 64. Tổng kết chương trình toàn cấp

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy Vy | Ngày 15/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 64. Tổng kết chương trình toàn cấp thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC HK II

Lá cây ưa sáng và lá cây ưa bóng: Đặc điểm sinh lý và về hình thái ?

Đặc điểm hình thái
Lá cây ưa sáng
Lá cây ưa bóng



Nhỏ, hẹp, dày, màu xanh nhạt.
Mô giậu phát triển
Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
Tầng cutin mỏng, phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển.
Mô giậu kém phát triển.

Thân
Thấp, cành nhiều tán rộng.
Chiều cao bị hạn chế bởi tán cây phía trên.


Đặc điểm sinh lý
Lá cây ưa sáng
Lá cây ưa bóng


Quang hợp
Quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng yếu.
Quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh


Thoát hơi nước
Thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.
Thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.


Đặc điểm của các mối quan hệ khác loài? Cho ví dụ mỗi trường hợp


Quan hệ
Đặc diểm

Hợp tác
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật


Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật,trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.



Đối địch

Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.


Ki sinh,nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,...từ sinh vật đó.


Sinh vật ăn sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ.

Ví dụ:
Cộng sinh: Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu
Hội sinh: Địa y sống bám trên cành cây.
Cạnh tranh: Trên một cánh đồng lúa,khi cỏ dại phát triển,năg suất lúa giảm
Kí sinh, nửa kí sinh: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.
Sinh vật ăn sinh vật khác: Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Trong thực tiễn sản xuất,cần phải làm gì dể tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật,làm giảm năng suất vật nuôi,cây trồng?
Vật nuôi: Diện tích chuồng trại hợp lí, tách đàn khi quá đông, cung cấp đủ thức ăn, nước uống, vệ sinh môi trường.
Cây trồng: Mật độ trồng hợp lí, tỉa thưa cành.

Phân biệt quần thể sinh vật, ,quần xã sinh vật, hệ sinh thái.


Quần thể sinh vật
Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.


Quần xã sinh vật
Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong 1 khoảng không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.


Hệ sinh thái
Gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái các sv luôn tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.


Hoạt động nào của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? Con người đã sử dụng biện pháp nào để bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên?
Các tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên:
Hái lượm.
Săn bắt động vật hoang dã.
Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Chăn thả gia súc.
Khai thác khoáng sản.
Phát triển nhiều khu dân cư.
Chiến tranh.
Các biện pháp nào để bảo vệ,cải tạo môi trường tự nhiên:
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Phục hồi và trồng rừng mới.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

Hoạt động nào của con người (các tác nhân) đã gây nên ô nhiễm môi trường? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiểm không khí, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất?
Các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy Vy
Dung lượng: 95,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)