Bài 63. Ôn tập phần Sinh vật và môi trường

Chia sẻ bởi Trần Sơn Anh Nhất Linh | Ngày 04/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 63. Ôn tập phần Sinh vật và môi trường thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường.
Bài 1.
Các cây lá lốt,lá dong thường sống ở những nơi ít ánh sáng như dưới các tán lá ,góc vườn…,các cây bạch đàn,cây phi lao lại sống ở những nơi quang đãng.
A. Hãy quan sát và cho biết các cây đó sinh trưởng và phát triển như thế nào?
B. Nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loại cây nêu trên.Từ đó rút ra kết luận gì?
ĐÁP ÁN.
Quan sát sự sinh trưởng và phát triển:
- Cây lá lốt,cây lá dong sinh trưởng phát triển tốt dưới các tán lá,góc vườn:Lá xanh tốt.
- Các cây bạch đàn,phi lao,sinh trưởng tốt nơi quang đãng.
B. Nhận xét về nhu cầu ánh sáng và kết luận:
- Có những cây chỉ có thể sống được ở những nơi ít ánh sáng như cây lá lốt, cây lá dong. Đó là những cây ưa bóng.
- Có những cây sinh trưởng tốt ở những nơi quang đãng như cây phi lao, cây bạch đàn,các cây họ đậu. Đó là những cây ưa sáng.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường.
Bài 2.Trong các quan hệ sau quan hệ nào là cộng sinh,hội sinh,cạnh tranh,kí sinh,sinh vật ăn sinh vật khác.
Lúa và cỏ dại
Rận và ve sống bám trên da trâu,bò
Địa y sống bám trên cành cây
Dê và bò trên một đồng cỏ
Giun đũa sống trong ruột người
Trâu ăn cỏ
Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Đáp án.
Cộng sinh: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
Hội sinh:Địa y sống bám trên cành cây
Cạnh tranh:Lúa và cỏ dại, Dê và bò trên một đồng cỏ
Kí sinh: Rận và ve sống bám trên da trâu,bò. Giun đũa sống trong ruột người
Sinh vật ăn sinh vật khác:Trâu ăn cỏ


TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Bài 3.Hãy sắp xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
1.Chim ăn sâu.
2.Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
3. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
4.Giun kí sinh trong ruột của động vật và người.
5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến ,tổ mối
6.Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn.
7.Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
8. Địa y
9.Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm
10.Cáo ăn thỏ
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Đáp án.
Quan hệ cùng loài:7,9
Quan hệ khác loài:1,2,3,4,5,6,8,10
+ Quan hệ cộng sinh : 3,8
+ Quan hệ hội sinh :5
+ Quan hệ hợp tác:6
+ Quan hệ kí sinh vật chủ:2,4
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác:1,10.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Bài 4.Gỉa sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau:Cỏ,thỏ,dê,chim ăn sâu,sâu hại thực vật,hổ ,vi sinh vật,mèo rừng.
A.Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
B.Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Đáp án.
A.Các chuỗi thức ăn:
1.Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2.Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3.Cỏ → Dê → vi sinh vật
4.Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật.
5.Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật
6.Cỏ → sâu hại thực vật → vi sinh vật
7.Cỏ → sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật
B.Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái:
svsx: Cỏ.
SVTTC1:Thỏ ,dê,sâu hại thực vật.
SVTTC2:Hổ,mèo rừng,chim ăn sâu.
SVTTC3:Vi sinh vật.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Bài 5.Cho các chuỗi thức ăn dưới đây:
A.Cỏ → thỏ → ? → vi sinh vật
B.Cây lúa → sâu đục thân →? →vi sinh vật.
C.Cỏ → ? → Hổ →vi sinh vật.
1.Hãy viết tiếp các mắt xích phù hợp vào chỗ có dấu ? để hoàn thành chuỗi thức ăn trên.
2.Thế nào là mắt xích trong chuỗi thức ăn?
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Đáp án.
Hoàn thành chuỗi thức:
A.Cỏ → thỏ → cáo → vi sinh vật
B.Cây lúa → sâu đục thân → ong mắt đỏ→vi sinh vật.
C.Cỏ → dê → Hổ →vi sinh vật.
Khái niệm về mắt xích trong chuỗi thức ăn.
Trong một chuỗi thức ăn có nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước ,vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Bài 6.Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: vi sinh vật,dê,gà,cáo,hổ,mèo rừng,cỏ,thỏ.
1.Vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó,chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn.
2.Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã nêu trên,từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học?
Đáp án.
1.Sơ đồ mạng lưới thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật.
Dê Hổ

Cỏ Thỏ Cáo vi sinh vật

Gà Mèo rừng
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Mắt xích chung : Cáo ,mèo rừng,hổ
2.Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài.
- Mối quan hệ giữa thỏ và cáo:Thỏ phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi,khiến cho số lượng cáo cũng tăng theo.Khi số lượng cáo tăng quá nhiều ,thỏ bị quần thể cáo tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng thỏ lại giảm.Như vậy số lượng cá thể cáo kìm hãm số lượng cá thể thỏ.
- Hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của nó.
+ Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.
+ Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng bảo đảm sự tồn tại của các loài trong quần xã,bảo đảm sự ổn định của hệ sinh thái.
+ Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tế rất lớn :Là cơ sở khoa học cho các biện pháp đấu tranh sinh học giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn át một loài nào đó theo hướng có lợi màvẫn bảo đảm cân bằng sinh học.
Ví dụ: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân.
Dùng kiến vống để tiêu diệt sâu hại cam.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Bài 7.Gỉa sử có các quần thể sinh vật sau:cỏ,thỏ,dê,chim ăn sâu,sâu hại thực vật,hổ,vi sinh vật,mèo rừng.
Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã,hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Đáp án.
A.Các chuỗi thức ăn:
1.Cỏ thỏ vi sinh vật
2.cỏ thỏ hổ vi sinh vật
3.cỏ dê vi sinh vật
4.cỏ dê hổ vi sinh vật
5.cỏ thỏ mèo rừng vi sinh vật.
6.cỏ sâu hại thực vật vi sinh vật.
7.cỏ sâu hại thực vật chim ăn sâu vi sinh vật.
B. Sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật :

Dê Hổ
Cỏ thỏ mèo vi sinh vật
sâu chim
TIẾT 66:Bài tập phần sinh vật và môi trường
Xem lại các bài tâp vừa giải trong tiết học.
Xem trước bài tổng kết toàn cấp hoàn thành các bảng theo yêu cầu SGK.
Hoạt động nối tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Sơn Anh Nhất Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)