Bài 62. Thực hành: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Chia sẻ bởi Nguyễn Thưởng |
Ngày 04/05/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bài 62. Thực hành: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
CÁC ĐỊNH NGHĨA
1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội, là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.
Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Tóm lại: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Phần 1:
TẦM QUAN TRỌNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
I- Tầm quan trọng của môi trường:
1- Tầm quan trọng của môi trường đất:
- Đất là tài nguyên không thể khôi phục lại dễ dàng như lúc khởi đầu mặc dù con người có thể cải tạo mới với tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư cao.
- Đất là môi trường nuôi dưỡng đa số các loài cây, là môi trường làm điểm tựa cho con người, các công trình xây dựng…
- Đất là giá đỡ và là nới cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách đó trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thực phẩm, sợi, bông, đá sỏi, dược liệu và nhiều vật khác cần thiết cho sinh hoạt của con người.
- Nếu không có đất thì không thể phát triển nông lâm nghiệp được.
2- Tầm quan trọng của môi trường nước:
- Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của các cơ thể động vật, thực vật…Do đó nước không thể thiếu được trong cơ thể sống. Khối lượng nước chiếm 60-90% cơ thể sinh vật, có khi chiếm đến 98%.
- Nước là phương tiện vận chuyển chất vô cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước còn giữ vai trò tích cực trong việc phát triển nòi giống của các sinh vật cũng là môi trường của nhiều loại sinh vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hoà nhiệt độ cơ thể.
3- Tầm quan trọng của môi trường không khí:
- Không khí cung cấp Oxy cho các sinh vật hô hấp sinh ra năng lượng dùng trong cơ thể.
- Không khí chuyển động có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm.
- Không khí chuyển động ảnh hưởng đến việc phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả hạt thực vật và động vật.
- Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật.
THẢO LUẬN
Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại xã Tam Phước, biện pháp xử lý ?
1/ Môi trường nước (tổ 1)
2/ Môi trường không khí (tổ 2)
3/ Môi trường đất (tổ 3)
4/ Tiếng ồn (tổ 4)
Thời gian thảo luận: 10 phút
II- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
- Nạn ô nhiễm môi trường do con người gây ra cũng đóng góp đáng kể vào sự suy thoái hoàn cảnh và tính đa dạng của các loài giảm xuống một cách đáng kể.
1- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trường đất:
- Những hoạt động của con người gây ra suy thoái tài nguyên rừng đặc biệt là tài nguyên đất đai:
- Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác quá mức làm cho quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra nghiêm trọng do đó dẫn đến đất ngày một xấu đi, đất rừng (đặc biệt ở vùng đất đồi núi) trở nên đất trống đồi núi trọc, trở nên sa mạc hoá.
- Ô nhiễm hoá học:
+ Phân bón: Đa số phân bón Nitrat, phosphat đều chứa những chất dơ không thể loại hết được, do vậy sau khi dùng phân hoá học một thời gian những chất này tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hoá, không canh tác được nữa.
+ Thuốc trừ cỏ, diệt sâu, bệnh hại: Tuy thuốc diệt cỏ, trừ sâu, bệnh đã mang lại lợi ích nhất định cho con người, nhưng nó ảnh hưởng bất lợi cho con người. Một số loại thuôc trừ sâu, bệnh không những diệt cả không phải đối tượng như côn trùng, vi sinh vật có lợi; các hoá chất trừ diệt sâu, bệnh hại và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất và gây tích tụ sinh học ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân.
- Ô nhiễm vật lý:
Các chất rắn, chất phóng xạ, nhựa dẽo, bao nylon, kim loại từ phế liệu công nghiệp đưa vào đất.
- Ô nhiễm sinh học:
Đây là một loại ô nhiễm quan trọng nhất ở các nước kém phát triển do tập quán, sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây… nên người dân thường mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh giun sán, ký sinh trùng.
2- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến không khí: Cháy rừng sẽ sinh ra các bụi và khí ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sức khoẻ con người:
+ Các khí sinh ra như: CO2; CO, SO2; …
+ Bụi khói sản sinh ra khi cháy rừng có tác dụng thay đổi thành phần khí quyển; thâm nhập vào phổi qua hơi thở gây ra các bệnh về phổi. Sự làm đục bầu không khí của bụi khói là nguyên nhân gây ra các sự cố giao thông cả đường bộ và đường hàng không.
+ Các kim loại:
Pb: Chì pha vào xăng để gây nổ lớn. Khi thoát khỏi ống khói dưới dạng mây mù gồm các oxid chì hay muối chì gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.
- Giao thông phát triển; các nhà máy công nghiệp:
+ Thải ra nhiều CO2 từ động cơ, các lò đốt nguyên liệu, lò sưởi;
+ Thải ra nhiều CO do hoạt động sơn, sự lên men, yếm khi trong các vùng lầy, đốt rừng, đốt nhiên liệu.
Hg: do kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, kỹ nghệ tạo chất kiềm… đã đào thải một lượng lớn thuỷ ngân vào môi trường.
Rác thải sinh hoạt và y tế: Nguồn rác thải này nếu không được xử lý một cách triệt để thì nó sẽ gây nên sự ô nhiễm không khí trầm trọng và làm mất cảnh quang đô thị
3- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
- Nước là nguồn tài nguyên vô tận trong thiên nhiên, nhưng do sự phân bố không đồng đều và do tác động của con người nên một số nơi trên thế giới trở nên hiếm.
- Sự ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân như chất phóng xạ, bã rác, hoá chất… làm ảnh hưởng chẳng những vùng địa phương mà còn lan xa theo dòng chảy ảnh hưởng đến đời sống của người dân, các khu công nghiệp.
- Những năm trước đây những dòng sông có dòng nước xanh mang lại một nguồn lợi rất lớn từ nguòn thuỷ sản khai thác, nhưng những năm gân đây những cống lộ thiên dẫn nước thải ra sông, nên sông bị ô nhiễm nghiêm trọng nên lượng cá chết xảy ra liên lục.
-
Hiện nay do dân số phát triển, nhu cầu nước tăng lên, khoa học kỹ thuật phát triển nhu cầu nước cho công nghiệp tăng lên.
- Hiện nay ô nhiễm nguồn nước trong khu vực sinh hoạt, chủ yếu ô nhiễm do phân và chất dơ bẩn từ nước cống thành phố và từ nhà tư nhân trực tiếp đổ ra sông.
- Hiện nay môi trường sống bình thường của chúng ta có nhiều dạng cầu tiêu có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước.
+ Cầu tiêu trên sông.
+ Bè nuôi cá bằng phân.
+ Cầu tiêu, ao cá thông ra sông, rạch.
+ Cầu tiêu, cổ ngỗng dội nước thông ra sông.
+ Cầu tiêu kiển tự hoại nhưng không có bể xử lý phân mà nối liền với ống cống thành phố.
+ Tiêu tiểu bậy bạ khắp nơi.
- Các vi sinh vật gây bệnh, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, các vi sinh vật gây trở ngại khác:
+ Các loại vi khuẩn gây truyền bệnh truyền qua nước hoặc thực phẩm chế biến bị ô nhiễm: Phẩy khuẩn tả, Ecoly… đó là các vi khuẩn gây bệnh tả, thường hàn, phó thương hàn, kiết lỵ, …
+ Ký sinh trùng trong nước:
Nước chảy trên mặt đất thu nhặt nước bẩn ở các nới chúng chảy qua và có thể làm lay truyền giun vì trong nước thường gặp nhiều trứng giun. Nguồn nước con lại nhiễm bẩn bởi trứng giun khi bón phân tưới ruộng, vườn rau.
Thường thì trong nước thải và nước bị ô nhiễm có siêu vi khuẩn đường ruột, siêu vi khuẩn bại liệt, virus viêm gan…
Những sinh vật gây trở ngại khác:
Có những sinh vật hay vi sinh vật mà ta biết là chỉ gây trở ngại gián tiếp cho sức khoẻ con người, chúng chuyển nước vô hại thành nước không hợp cho việc ăn uống.
Do sinh hoạt: Như giặt quần áo mà bột giặt có chứa chất (STP; ABS) ngăn cản sự trả O2, thiếu O2 làm tôm, cá chết.
Do canh tác nông lâm nghiệp:
Sử dụng phân bón có chứa đạm, phospho cho nên khi rửa trôi xuống ao, hồ, sông là ô nhiễm nguồn nước.
Thuốc trừ sâu, bệnh và diệt cỏ khi rửa trôi theo dòng nước làm chết các loại thực vật ở nước, tôm và cá…
Ngoài ra còn có khả năng tích tụ sinh học của thuốc nay, gây ngộ độc cho người.
Do phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác lạc hậu kết hợp với vùng đất dốc gây nên hiện xói mòn, rửa trôi xảy ra hết sức nghiêm trọng. Hàng năm lớp đất mặt ở sườn đồi và đỉnh theo dòng nước làm ô nhiễm nguồn nước của các ao hồ ảnh hưởng rất lớn đến đến nuôi trồng thuỷ sản…
Do tác động công nghiệp:
Trong chất thải của nhà máy có chứa những chất acid làm thay đổi pH nước ( ô nhiễm) và ảnh hưởng đến đời sống của nuôi trồng thuỷ sản và sức khoẻ con người.
Trong chất thải của nhà máy có những kim loại độc: Pb, Zn, Hg với một lượng nhỏ đã gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh và có thể tích tụ sinh học và gây ngộ độc cho con người.
4- Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn gây khó chịu, ức chế thần kinh, làm giảm sự chú ý, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế việc phát huy sáng kiến.
Con người nếu tiếp xúc tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương ngoại tai, làm choáng ván, ù tai, đau tai trong, thính giác giảm sút, đôi khi gây thũng màng tai, gây điếc.
Kích thích mạch hệ thần kinh trung ương nên làm việc trong môi trường ồn mới đầu thấy khó chịu, thấy mệt mỏi, rối loại hàng loạt cơ quan cơ thể. Các triệu chứng thường gặp:
Hội chứng đau nhức.
Rối loại tim mạch.
Rối loại bộ máy hô hấp.
Rối loại bộ máy tiêu hoá.
Rối loại thần kinh thực vật.
Cuối cùng đưa đến bệnh tâm thần, giảm tuổi thọ.
Phần 2:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG
"Rõng lµ tµi nguyªn quÝ b¸u cña ®Êt níc, cã kh¶ n¨ng t¸i t¹o, lµ bé phËn quan träng cña m«i trêng sinh th¸i, cã gi¸ trÞ to lín ®èi víi nÒn kinh tÕ quèc d©n, g¾n liÒn víi cña nh©n d©n vµ sù sèng cßn cña d©n téc".
Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ với các tài nguyên khác như than đá, khoáng sản, ... Tài nguyên rừng có đặc điểm là sau khi khai thác rồi nó lại có khả năng tái tạo ra rừng mới với số lượng và chất lượng như trước, thậm chí cao hơn nếu biết tác động đúng đắn. Vì vậy bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả mọi người.
- Rừng có tác dụng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, điều tiết dòng chảy, ngăn gió bão, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, cát bay.
Khi rừng có độ tàn che cao (0,7 - 0,8) thì khả năng giữ nước, bảo vệ đất rất tốt, khi đó tầng cây cao đóng vai trò quan trọng nhất, trung bình là 18% lượng nước mưa được giữ lại số còn lại do lớp thảm mục thấm xuống đất và chỉ còn 3-5% lượng nước tràn trên mặt đất ở nơi có độ dốc 10%. Ngược lại cũng độ dốc trên lớp che phủ bị phá trụi lượng nước tràn lên tới 80% gây lũ lụt, bào mòn đất làm cho mực nước ngầm giảm xuống và tăng độ sâu dễ gây hạn hán vào mùa khô.
Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu làm cho không khí trong lành, giảm tiếng ồn, lượng bụi và chất độc trong không khí. Người ta tính được trung bình một ngày đêm 1 ha rừng có thể hấp thụ khoảng 220-280 kg khí CO2 và trả lại cho khí quyển từ 180-220 kg O2, cây xanh lọc sạch bụi trung bình một năm từ 50-70 tấn/ha. Nhiều loài cây còn thải ra chất Phytônxit có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn độc hoặc thải khí Ôzôn (O3), Phytônxit của rừng thông có tác dụng tốt đến sức khoẻ của con người.
- Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như gỗ chống lò cho khai thác than, làm bột giấy, đóng tàu thuyền. Gỗ, tre, nứa là vật liệu quan trọng trong xây dựng, làm đồ dùng trong gia đình, làm củi đun,... Rất nhiều hàng hoá tiêu dùng của xã hội làm từ gỗ hoặc có nguồn gốc nguyên liệu lấy ở rừng qua chế biến mà thành. Rừng có nhiều đặc sản quý từ thực vật và động vật như cây làm thuốc, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây lấy nhựa, cùng nhiều loại chim thú quí cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhưng tất cả nguồn nguyên liệu này là có hạn nếu khai thác bừa bãi sẽ cạn dần.
- Rừng có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn sự đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên (nguồn gen thực vật, động vật quí hiến), đồng thời là những cảnh quan đẹp, nơi nghỉ mát, giải trí và du lịch của nhân dân trong nước và khách nước ngoài.
- Rừng là phương tiện sinh sống của con người. Nghề rừng phát triển đã tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần nâng cao đời sống, vật chất và văn hoá của nhân dân. Vì vậy bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của con người.
Phần 3:
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC MẤT RỪNG
1- Nguyên nhân của việc mất rừng:
1.1- Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép: Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân trực tiếp rừng bị suy giảm một cách nghiên trọng đến số lượng và chất lượng gây ra nhiều hậu quả cho sinh vật và cây trông trên toàn cầu.
Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phàn lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người sử dụng dưới nhiều hình thức tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Có 3 hoạt động: Khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- Khai thác gỗ:
+ Từ 1986-1991: các lâm trường đã khai thác 3,5 triệu m3/năm tương đương khoảng 80.000ha rừng, đó là chưa nói đến việc khai thác gỗ trộm đã xảy ra khắp nơi trên đất nước. Kết quả là rừng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng diện tích lẫn chất lượng.
Hiện nay giá gỗ tăng cao, con người đã không ngừng tiến hành các nhóm gỗ trên các mục đích khác nhau.
Khi xây dựng công trình phát triển thì người dân tiến hành khai phá rừng để phục vụ cho các công trình xây dựng giàn giáo, cốppha.
Đối với loại gỗ bền chắc thì họ khai thác để làm nhà ở.
Đối với các loại gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
+ Hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang gia tăng cho nên con người luôn tìm mọi khai phá các nguồn gỗ quý để được bán trên thị trường.
- Khai thác củi:
+ Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt.
+ Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia đình là sản phẩm từ thực vật, lượng củi khai thác từ rừng hằng năm là 21 triệu tấn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.
+ Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân đang có sự biến đổi nhưng tỷ lệ thay đổi vẫn còn thấp. Nhiều người dân ở vùng núi và nông thôn chiếm một phần dân số đông của cả nước, đã theo thói quen của họ trong sinh hoạt là dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao.
Những hộ nghèo không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư đã vào rừng khai thác củi bán để có thêm thu nhập.
Dân số tăng lên kéo theo nhu cầu lượng củi đốt như hiện cũng tăng theo.
Tất cả những vấn đề trên đáng lo ngại cho việc tàn phá rừng tiếp tục tiếp diễn.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ:
Ngoài việc khai thác gỗ củi, khai thác gỗ thì việc khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng là sự tàn phá đến tài nguyên rừng. Đây có thể là nguyên nhân tác động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất.
Lâm sản ngoài gỗ: Các loài động vật quý, động vật hoang dã…, các loại thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ như: Song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu…
Tất cả các lâm sản ngoài gỗ có thể được sử dụng, bán và xuất khẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xuất khẩu các loại động vật, thực vật đang diễn ra mạnh mẽ.
Một số người dân nghèo đói mà người dân đổ xô vào rừng để khai thác các lâm sản ngoài gỗ để có thu nhập.
+ Hoạt động vào rừng khai thác vàng, hoạt động trái phép nay đang tàn phá rừng đầu nguồn, hồ chứa nước đang có nguy cơ bị san lấp.
+ Vì chạy theo kinh tế người dân chặt phá rừng, chẳng hạn như rừng luồng chưa đến tuổi khai thác.
1.2- Cháy rừng:
- Cháy rừng là nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách nhanh chóng gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người.
- Ngay nay cháy rừng cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, do đốt nương làm rẫy của người dân tộc thiểu số sống ở miền núi.
- Ngay nay cháy rừng cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, do đốt nương làm rẫy của người dân tộc thiểu số sống ở miền núi.
Do bom đạn của chiến tranh gây ra cháy rừng hàng loạt.
- Diện tích rừng bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn, đất dốc, vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên dễ gây lũ lụt, xói lỡ, đất dễ bị khô và thoái hoá. Sự phục hồi và tái sinh lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi.
1.3- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học.
- Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái tài nguyên rừng.
- Rừng ngập mặn là nơi cư trú của rất nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá ….và các loài bò sát quý hiếm như cá sấu, kỳ đà, rùa biển. Rừng ngập mặn là nơi cư trú của rất nhiều loài chim.
- Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lỡ, các tác hại của bão lụt.
- Nhiều khu rừng ngập mặn của Việt Nam đang xoá sổ do làm đầm ươm và nuôi tôm.
- Mất rừng ngập mặn là mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn.
- Rừng ngập mặn là nơi cư trú của bò sát, khỉ đặc biệt là chim tụ tập rất đông ở rừng ngập mặn.
- Những người nuôi tôm đã thải nước bẩn có hoá chất độc hại từ các đầm nuôi tôm ra rừng ngặp mặn, làm cho cây chết.
- Môi trường chứa các mầm bệnh này được thải ra các kênh rạch và gây hại cho nhiều động vật khác trong vùng rừng ngặp mặm và vùng biển nông.
1.4- Sức ép dân số:
Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái môi trường sống. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt và các như cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân số đã dẫn đến nạn phá rừng và suy thoái nghiêm trọng về tài nguyên thiên nhiên.
- Sự phát triển của nền công nghiệp thì đòi hỏi phải lấn chiếm đất rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp.
- Tại các nông thôn khi dân số tăng lên thì buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống nên họ phải phá rừng để lấy đất sản xuất.
Khi dân số tăng nhanh không những nhu cầu về việc làm, nhà ở tăng mà bên cạnh đó nhu cầu giải trí, ăn uống…của con người cũng tăng nhiều mà tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu của con người ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm bị cạn kiệt, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng.
1.5- Nghèo đói:
- Sự suy thoái môi trường một phần cũng do sự nghèo đói tác động nên. Đói nghèo đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm tăng sự khan hiếm và suy thoái.
- Vì nghèo đói, thiếu vốn đầu tư, không có đất sản xuất buộc họ phải tàn phá rừng để nuôi sống bản thân và gia đình họ.
- Khi rừng ngày giảm sút về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến hạn hán, lũ lụt, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng.
1.6- Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại:
- Cuộc chiến tranh hoá học chính là nhưng cuộc chiến tranh bằng chất độc da cam mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng và rãi lên đất nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh.
- Với lượng chất độc hoá học mà Hoa Kỳ sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở nước ta đã ngấm và dần phân huỷ trong đất, không những làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm trong một thời gian rất dài.
- Ngoài ra chất độc hoá học còn gây hại cho các sản phẩm ngoài gỗ như dầu nhựa, cây thuốc, song mây và các loại động vật quý hiếm.
1.7- Tập quán du canh du cư:
- Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên.
- Vào mùa khô người dân thường đi sâu vào rừng tìm một khoảnh đất phù hợp, đốt cháy mảnh rừng và đến mùa mưa người dân tra hạt, ươm sắn lợi dụng được nước mưa, chất dinh dưỡng rất cao nên cây trồng cho năng suất cao được 1-2 năm đầu về sau đất bị xói mòn, chất dinh dưỡng giảm xuống năng suất cây trồng giảm. Lúc này người dân bỏ rẫy cũ tìm một mảnh đất mới, lại đốt rừng thành rẫy. Tập quan du canh du cư là một tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, gây thoái hoá đất, mất rừng.
- Du canh du cư chỉ xảy ra ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; trình độ văn hoá thấp, khoa học kỹ thuật lạc hậu kết hợp với vùng núi có địa hình phức tạp nên dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra nghiêm trọng, làm cho đất rừng trở nên bạc màu, trơ sỏi đá, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc.
2- Tác hại của việc mất rừng:
- Giảm khả năng cung cấp lâm sản: Khả năng của rừng hiện tại từ 0,028 - 0,03 m3/ người/ năm chỉ đáp ứng 1/10 mức bình quân. Nhu cầu gỗ củi ngày càng tăng mà khả năng cung cấp của rừng ngày càng giảm làm cho giá gỗ củi tăng cao ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
- ?nh hưởng tới môi trường : Lịch sử thế giới đã ghi nhận những tổn thất nặng nề của nhiều dân tộc do phá hủy mất rừng mà cả dân tộc lâm vào thế suy vong. Nhiều quốc gia do phá rừng mà biến thành sa mạc gây đói và thiếu nước triền miên ở các nước xung quanh.
- Rừng bị phá sẽ mất tác dụng điều tiết nước, điều hòa khí hậu: Đốt phá rừng làm cho khí CO2 tăng, không khí bị ô nhiễm, thời tiết không ổn định, hạn hán kéo dài và trầm trọng hơn ảnh hưởng lớn tới các công trình thủy lợi, thủy điện. Những trận mưa lũ nặng nề hơn, các trận bão mạnh mẽ hơn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống cuả nhân dân, nhất là sản xuất lương thực bị thiếu hụt,
Thiếu nước ngọt
- Mất rừng làm tăng thêm diễn thế đi xuống của các kiểu thảm thực vật rừng: Từ thảm thực vật giàu, nhiều loại cây kinh tế, nếu cháy rừng tái diễn nhiều lần chỉ còn các loài cây chịu lửa, các loại cây có thân ngầm, các loại cỏ tranh lau sậy xuất hiện. Nếu rừng tiếp tục bị cháy sẽ trở thành hoang mạc, rừng bị mất vĩnh viễn.
- Nạn mất rừng còn gây ra những mất mát vô giá mà hiện nay chưa thấy hết được, đó là hệ sinh thái tối ưu của tài nguyên "gen" sinh học mà thiên nhiên đã hình thành qua hàng chục triệu năm phát triển và tiến hóa của rừng.
10 nguyên nhân gây ô nhiễm nhất
Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu, đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng trên thế giới. Sự xếp hạng này nhằm định hướng dư luận chú ý đến những sự việc đang diễn ra hằng ngày nhưng thường bị lãng quên khi đề cập đến các vấn đề bảo vệ khí hậu và môi trường.
10 nguyên nhân đó là:
1. Khai thác vàng thủ công:
Với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác thì hít khí độc còn chất thải thủy ngân thì gây ô nhiễm môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
2. Ô nhiễm mặt nước:
Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống và từ 50-150 lít nước để sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Cây trồng và các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước nhiễm độc.
3. Ô nhiễm nước ngầm:
Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ lâu dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn.
4. Ô nhiễm không khí trong căn hộ chật chội:
Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Riêng tại Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam châu Phi, 80% hộ gia đình vẫn phải đun nấu, sưởi ấm theo hình thức này. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí. Không khí bị ô nhiễm không những gây hại đối với người đun nấu, chủ yếu là phụ nữ, mà còn với cả các thành viên khác trong gia đình do điều kiện sống chật chội.
5. Khai khoáng công nghiệp:
Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
6. Các lò nung và chế biến hợp kim:
Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, Nicken, kẽm, bạc, Kobalt, vàng và Kadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nicken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.
7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Urani:
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự và Y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác Urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Tại những nước sản xuất Urani với khối lượng lớn như Cadắcxtan, Nga, Niger, Namibia, Udơbêkixtan, Ucraina và Trung Quốc, những quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thường không thực hiện nghiêm chỉnh.
8. Nước thải không được xử lý:
Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị:
Khí thải từ xe máy, ôtô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ Ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
10. Sử dụng lại bình ắc quy:
Ắc quy ôtô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
Phần 4:
TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT
1. Tác hại của rác thải sinh hoạt
Hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải tại các khu vực nông thôn.
Tam Phước là một trong những xã điểm của tỉnh Quảng Nam về việc xây dựng mô hình nông thôn mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, hợp tác hoá. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang nảy sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân nơi đây. Thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó... làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ người dân:
Việc thải bừa bãi các loại rác thải khó phân huỷ như bao bì nilon, các loại chai lọ... ra môi trường xung quanh sẽ làm môi trường chật chội, gây mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loại nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
Đặc biệt, túi nilon gây tác hại rất lớn vì khi thải ra môi trường, phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ, sự tồn tại của nó sẽ gây ứ đọng nước thải, tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hoá đất đai, hạn chế sự phát triển của cây trồng...
Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ như các phế phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn thừa, xác súc vật chết... vứt bừa bãi gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.
Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Từ những tác hại đó đặt ra một yêu cầu bức thiết là mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay nhằm tạo ra một môi trường sống trong sạch, bảo vệ sức khoẻ và đời sống của chính mình và mọi người xung quanh.
2. Lợi ích của việc thu gom và xử lý
Rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ:
Ở nước ta, rác thải sinh hoạt sau khi thu gom thường được xử lý bằng hình thức chôn lấp hoặc tập kết vào những bãi rác lộ thiên.Việc này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng:
Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác
Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng cạnh hố chôn rác
Nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp
Các loại túi nilon đựng rác khi chôn không bị phân huỷ, tồn tại rất lâu trong đất gây ra nhiều tác hại.
Từ những hạn chế của việc xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp, hiện nay nước ta đã và đang chú trọng đầu tư những nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; giảm diện tích chôn, chứa rác; đem lại nguồn lợi kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngoài ra, việc tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ có ý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, đây là nguồn phân hữu cơ an toàn bổ sung vào đất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn đang là mục tiêu phấn đấu ở nước ta.
Tuy nhiên nếu rác thải hữu cơ sinh hoạt không được phân loại trực tiếp ngay tại hộ gia đình thì hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:
Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp rất khó và không triệt để, đặc biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng phân hữu cơ sau tái chế.
Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.
3. Mục đích của việc phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình:
Thu gom, phân loại riêng rác thải hữu cơ sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư: sạch, vệ sinh, văn minh
Rác thải hữu cơ được phân loại riêng ngay tại nguồn nhằm tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng phân hữu cơ
Giảm công vận chuyển rác và giảm diện tích chôn lấp rác, hiện đang là vấn đề kinh tế xã hội nổi cộm của nhiều quốc gia.
Góp phần cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
Từ những nguyên nhân trên cho thấy muốn tận dụng rác thải hữu cơ sinh hoạt để sản xuất phân bón cần thiết phải tiến hành thu gom và phân loại rác thải ngay từ hộ gia đình. Muốn vậy điều quan trọng nhất là phải làm cho người dân hiểu được lợi ích và đồng tình hưởng ứng việc phân loại rác thải hữu cơ tại nhà, đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của dự án bởi vì chỉ khi người dân tình nguyện và tự giác phân loại rác thải tại nguồn thì mới hy vọng tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ này để chế biến thành phân hữu cơ.
4. Hiệu quả của dự án “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt thành phân hữu cơ”:
* Về mặt kinh tế-xã hội:
Giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập
1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội, là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.
Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Tóm lại: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Phần 1:
TẦM QUAN TRỌNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
I- Tầm quan trọng của môi trường:
1- Tầm quan trọng của môi trường đất:
- Đất là tài nguyên không thể khôi phục lại dễ dàng như lúc khởi đầu mặc dù con người có thể cải tạo mới với tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư cao.
- Đất là môi trường nuôi dưỡng đa số các loài cây, là môi trường làm điểm tựa cho con người, các công trình xây dựng…
- Đất là giá đỡ và là nới cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách đó trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thực phẩm, sợi, bông, đá sỏi, dược liệu và nhiều vật khác cần thiết cho sinh hoạt của con người.
- Nếu không có đất thì không thể phát triển nông lâm nghiệp được.
2- Tầm quan trọng của môi trường nước:
- Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của các cơ thể động vật, thực vật…Do đó nước không thể thiếu được trong cơ thể sống. Khối lượng nước chiếm 60-90% cơ thể sinh vật, có khi chiếm đến 98%.
- Nước là phương tiện vận chuyển chất vô cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước còn giữ vai trò tích cực trong việc phát triển nòi giống của các sinh vật cũng là môi trường của nhiều loại sinh vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hoà nhiệt độ cơ thể.
3- Tầm quan trọng của môi trường không khí:
- Không khí cung cấp Oxy cho các sinh vật hô hấp sinh ra năng lượng dùng trong cơ thể.
- Không khí chuyển động có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm.
- Không khí chuyển động ảnh hưởng đến việc phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả hạt thực vật và động vật.
- Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật.
THẢO LUẬN
Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại xã Tam Phước, biện pháp xử lý ?
1/ Môi trường nước (tổ 1)
2/ Môi trường không khí (tổ 2)
3/ Môi trường đất (tổ 3)
4/ Tiếng ồn (tổ 4)
Thời gian thảo luận: 10 phút
II- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
- Nạn ô nhiễm môi trường do con người gây ra cũng đóng góp đáng kể vào sự suy thoái hoàn cảnh và tính đa dạng của các loài giảm xuống một cách đáng kể.
1- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trường đất:
- Những hoạt động của con người gây ra suy thoái tài nguyên rừng đặc biệt là tài nguyên đất đai:
- Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác quá mức làm cho quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra nghiêm trọng do đó dẫn đến đất ngày một xấu đi, đất rừng (đặc biệt ở vùng đất đồi núi) trở nên đất trống đồi núi trọc, trở nên sa mạc hoá.
- Ô nhiễm hoá học:
+ Phân bón: Đa số phân bón Nitrat, phosphat đều chứa những chất dơ không thể loại hết được, do vậy sau khi dùng phân hoá học một thời gian những chất này tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hoá, không canh tác được nữa.
+ Thuốc trừ cỏ, diệt sâu, bệnh hại: Tuy thuốc diệt cỏ, trừ sâu, bệnh đã mang lại lợi ích nhất định cho con người, nhưng nó ảnh hưởng bất lợi cho con người. Một số loại thuôc trừ sâu, bệnh không những diệt cả không phải đối tượng như côn trùng, vi sinh vật có lợi; các hoá chất trừ diệt sâu, bệnh hại và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất và gây tích tụ sinh học ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân.
- Ô nhiễm vật lý:
Các chất rắn, chất phóng xạ, nhựa dẽo, bao nylon, kim loại từ phế liệu công nghiệp đưa vào đất.
- Ô nhiễm sinh học:
Đây là một loại ô nhiễm quan trọng nhất ở các nước kém phát triển do tập quán, sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây… nên người dân thường mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh giun sán, ký sinh trùng.
2- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến không khí: Cháy rừng sẽ sinh ra các bụi và khí ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sức khoẻ con người:
+ Các khí sinh ra như: CO2; CO, SO2; …
+ Bụi khói sản sinh ra khi cháy rừng có tác dụng thay đổi thành phần khí quyển; thâm nhập vào phổi qua hơi thở gây ra các bệnh về phổi. Sự làm đục bầu không khí của bụi khói là nguyên nhân gây ra các sự cố giao thông cả đường bộ và đường hàng không.
+ Các kim loại:
Pb: Chì pha vào xăng để gây nổ lớn. Khi thoát khỏi ống khói dưới dạng mây mù gồm các oxid chì hay muối chì gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.
- Giao thông phát triển; các nhà máy công nghiệp:
+ Thải ra nhiều CO2 từ động cơ, các lò đốt nguyên liệu, lò sưởi;
+ Thải ra nhiều CO do hoạt động sơn, sự lên men, yếm khi trong các vùng lầy, đốt rừng, đốt nhiên liệu.
Hg: do kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, kỹ nghệ tạo chất kiềm… đã đào thải một lượng lớn thuỷ ngân vào môi trường.
Rác thải sinh hoạt và y tế: Nguồn rác thải này nếu không được xử lý một cách triệt để thì nó sẽ gây nên sự ô nhiễm không khí trầm trọng và làm mất cảnh quang đô thị
3- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
- Nước là nguồn tài nguyên vô tận trong thiên nhiên, nhưng do sự phân bố không đồng đều và do tác động của con người nên một số nơi trên thế giới trở nên hiếm.
- Sự ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân như chất phóng xạ, bã rác, hoá chất… làm ảnh hưởng chẳng những vùng địa phương mà còn lan xa theo dòng chảy ảnh hưởng đến đời sống của người dân, các khu công nghiệp.
- Những năm trước đây những dòng sông có dòng nước xanh mang lại một nguồn lợi rất lớn từ nguòn thuỷ sản khai thác, nhưng những năm gân đây những cống lộ thiên dẫn nước thải ra sông, nên sông bị ô nhiễm nghiêm trọng nên lượng cá chết xảy ra liên lục.
-
Hiện nay do dân số phát triển, nhu cầu nước tăng lên, khoa học kỹ thuật phát triển nhu cầu nước cho công nghiệp tăng lên.
- Hiện nay ô nhiễm nguồn nước trong khu vực sinh hoạt, chủ yếu ô nhiễm do phân và chất dơ bẩn từ nước cống thành phố và từ nhà tư nhân trực tiếp đổ ra sông.
- Hiện nay môi trường sống bình thường của chúng ta có nhiều dạng cầu tiêu có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước.
+ Cầu tiêu trên sông.
+ Bè nuôi cá bằng phân.
+ Cầu tiêu, ao cá thông ra sông, rạch.
+ Cầu tiêu, cổ ngỗng dội nước thông ra sông.
+ Cầu tiêu kiển tự hoại nhưng không có bể xử lý phân mà nối liền với ống cống thành phố.
+ Tiêu tiểu bậy bạ khắp nơi.
- Các vi sinh vật gây bệnh, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, các vi sinh vật gây trở ngại khác:
+ Các loại vi khuẩn gây truyền bệnh truyền qua nước hoặc thực phẩm chế biến bị ô nhiễm: Phẩy khuẩn tả, Ecoly… đó là các vi khuẩn gây bệnh tả, thường hàn, phó thương hàn, kiết lỵ, …
+ Ký sinh trùng trong nước:
Nước chảy trên mặt đất thu nhặt nước bẩn ở các nới chúng chảy qua và có thể làm lay truyền giun vì trong nước thường gặp nhiều trứng giun. Nguồn nước con lại nhiễm bẩn bởi trứng giun khi bón phân tưới ruộng, vườn rau.
Thường thì trong nước thải và nước bị ô nhiễm có siêu vi khuẩn đường ruột, siêu vi khuẩn bại liệt, virus viêm gan…
Những sinh vật gây trở ngại khác:
Có những sinh vật hay vi sinh vật mà ta biết là chỉ gây trở ngại gián tiếp cho sức khoẻ con người, chúng chuyển nước vô hại thành nước không hợp cho việc ăn uống.
Do sinh hoạt: Như giặt quần áo mà bột giặt có chứa chất (STP; ABS) ngăn cản sự trả O2, thiếu O2 làm tôm, cá chết.
Do canh tác nông lâm nghiệp:
Sử dụng phân bón có chứa đạm, phospho cho nên khi rửa trôi xuống ao, hồ, sông là ô nhiễm nguồn nước.
Thuốc trừ sâu, bệnh và diệt cỏ khi rửa trôi theo dòng nước làm chết các loại thực vật ở nước, tôm và cá…
Ngoài ra còn có khả năng tích tụ sinh học của thuốc nay, gây ngộ độc cho người.
Do phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác lạc hậu kết hợp với vùng đất dốc gây nên hiện xói mòn, rửa trôi xảy ra hết sức nghiêm trọng. Hàng năm lớp đất mặt ở sườn đồi và đỉnh theo dòng nước làm ô nhiễm nguồn nước của các ao hồ ảnh hưởng rất lớn đến đến nuôi trồng thuỷ sản…
Do tác động công nghiệp:
Trong chất thải của nhà máy có chứa những chất acid làm thay đổi pH nước ( ô nhiễm) và ảnh hưởng đến đời sống của nuôi trồng thuỷ sản và sức khoẻ con người.
Trong chất thải của nhà máy có những kim loại độc: Pb, Zn, Hg với một lượng nhỏ đã gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh và có thể tích tụ sinh học và gây ngộ độc cho con người.
4- Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn gây khó chịu, ức chế thần kinh, làm giảm sự chú ý, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế việc phát huy sáng kiến.
Con người nếu tiếp xúc tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương ngoại tai, làm choáng ván, ù tai, đau tai trong, thính giác giảm sút, đôi khi gây thũng màng tai, gây điếc.
Kích thích mạch hệ thần kinh trung ương nên làm việc trong môi trường ồn mới đầu thấy khó chịu, thấy mệt mỏi, rối loại hàng loạt cơ quan cơ thể. Các triệu chứng thường gặp:
Hội chứng đau nhức.
Rối loại tim mạch.
Rối loại bộ máy hô hấp.
Rối loại bộ máy tiêu hoá.
Rối loại thần kinh thực vật.
Cuối cùng đưa đến bệnh tâm thần, giảm tuổi thọ.
Phần 2:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG
"Rõng lµ tµi nguyªn quÝ b¸u cña ®Êt níc, cã kh¶ n¨ng t¸i t¹o, lµ bé phËn quan träng cña m«i trêng sinh th¸i, cã gi¸ trÞ to lín ®èi víi nÒn kinh tÕ quèc d©n, g¾n liÒn víi cña nh©n d©n vµ sù sèng cßn cña d©n téc".
Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ với các tài nguyên khác như than đá, khoáng sản, ... Tài nguyên rừng có đặc điểm là sau khi khai thác rồi nó lại có khả năng tái tạo ra rừng mới với số lượng và chất lượng như trước, thậm chí cao hơn nếu biết tác động đúng đắn. Vì vậy bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả mọi người.
- Rừng có tác dụng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, điều tiết dòng chảy, ngăn gió bão, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, cát bay.
Khi rừng có độ tàn che cao (0,7 - 0,8) thì khả năng giữ nước, bảo vệ đất rất tốt, khi đó tầng cây cao đóng vai trò quan trọng nhất, trung bình là 18% lượng nước mưa được giữ lại số còn lại do lớp thảm mục thấm xuống đất và chỉ còn 3-5% lượng nước tràn trên mặt đất ở nơi có độ dốc 10%. Ngược lại cũng độ dốc trên lớp che phủ bị phá trụi lượng nước tràn lên tới 80% gây lũ lụt, bào mòn đất làm cho mực nước ngầm giảm xuống và tăng độ sâu dễ gây hạn hán vào mùa khô.
Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu làm cho không khí trong lành, giảm tiếng ồn, lượng bụi và chất độc trong không khí. Người ta tính được trung bình một ngày đêm 1 ha rừng có thể hấp thụ khoảng 220-280 kg khí CO2 và trả lại cho khí quyển từ 180-220 kg O2, cây xanh lọc sạch bụi trung bình một năm từ 50-70 tấn/ha. Nhiều loài cây còn thải ra chất Phytônxit có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn độc hoặc thải khí Ôzôn (O3), Phytônxit của rừng thông có tác dụng tốt đến sức khoẻ của con người.
- Rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như gỗ chống lò cho khai thác than, làm bột giấy, đóng tàu thuyền. Gỗ, tre, nứa là vật liệu quan trọng trong xây dựng, làm đồ dùng trong gia đình, làm củi đun,... Rất nhiều hàng hoá tiêu dùng của xã hội làm từ gỗ hoặc có nguồn gốc nguyên liệu lấy ở rừng qua chế biến mà thành. Rừng có nhiều đặc sản quý từ thực vật và động vật như cây làm thuốc, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây lấy nhựa, cùng nhiều loại chim thú quí cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhưng tất cả nguồn nguyên liệu này là có hạn nếu khai thác bừa bãi sẽ cạn dần.
- Rừng có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn sự đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên (nguồn gen thực vật, động vật quí hiến), đồng thời là những cảnh quan đẹp, nơi nghỉ mát, giải trí và du lịch của nhân dân trong nước và khách nước ngoài.
- Rừng là phương tiện sinh sống của con người. Nghề rừng phát triển đã tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần nâng cao đời sống, vật chất và văn hoá của nhân dân. Vì vậy bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của con người.
Phần 3:
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC MẤT RỪNG
1- Nguyên nhân của việc mất rừng:
1.1- Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép: Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân trực tiếp rừng bị suy giảm một cách nghiên trọng đến số lượng và chất lượng gây ra nhiều hậu quả cho sinh vật và cây trông trên toàn cầu.
Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phàn lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người sử dụng dưới nhiều hình thức tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Có 3 hoạt động: Khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- Khai thác gỗ:
+ Từ 1986-1991: các lâm trường đã khai thác 3,5 triệu m3/năm tương đương khoảng 80.000ha rừng, đó là chưa nói đến việc khai thác gỗ trộm đã xảy ra khắp nơi trên đất nước. Kết quả là rừng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng diện tích lẫn chất lượng.
Hiện nay giá gỗ tăng cao, con người đã không ngừng tiến hành các nhóm gỗ trên các mục đích khác nhau.
Khi xây dựng công trình phát triển thì người dân tiến hành khai phá rừng để phục vụ cho các công trình xây dựng giàn giáo, cốppha.
Đối với loại gỗ bền chắc thì họ khai thác để làm nhà ở.
Đối với các loại gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
+ Hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang gia tăng cho nên con người luôn tìm mọi khai phá các nguồn gỗ quý để được bán trên thị trường.
- Khai thác củi:
+ Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt.
+ Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia đình là sản phẩm từ thực vật, lượng củi khai thác từ rừng hằng năm là 21 triệu tấn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình.
+ Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân đang có sự biến đổi nhưng tỷ lệ thay đổi vẫn còn thấp. Nhiều người dân ở vùng núi và nông thôn chiếm một phần dân số đông của cả nước, đã theo thói quen của họ trong sinh hoạt là dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao.
Những hộ nghèo không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư đã vào rừng khai thác củi bán để có thêm thu nhập.
Dân số tăng lên kéo theo nhu cầu lượng củi đốt như hiện cũng tăng theo.
Tất cả những vấn đề trên đáng lo ngại cho việc tàn phá rừng tiếp tục tiếp diễn.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ:
Ngoài việc khai thác gỗ củi, khai thác gỗ thì việc khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng là sự tàn phá đến tài nguyên rừng. Đây có thể là nguyên nhân tác động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất.
Lâm sản ngoài gỗ: Các loài động vật quý, động vật hoang dã…, các loại thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ như: Song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu…
Tất cả các lâm sản ngoài gỗ có thể được sử dụng, bán và xuất khẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xuất khẩu các loại động vật, thực vật đang diễn ra mạnh mẽ.
Một số người dân nghèo đói mà người dân đổ xô vào rừng để khai thác các lâm sản ngoài gỗ để có thu nhập.
+ Hoạt động vào rừng khai thác vàng, hoạt động trái phép nay đang tàn phá rừng đầu nguồn, hồ chứa nước đang có nguy cơ bị san lấp.
+ Vì chạy theo kinh tế người dân chặt phá rừng, chẳng hạn như rừng luồng chưa đến tuổi khai thác.
1.2- Cháy rừng:
- Cháy rừng là nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách nhanh chóng gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người.
- Ngay nay cháy rừng cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, do đốt nương làm rẫy của người dân tộc thiểu số sống ở miền núi.
- Ngay nay cháy rừng cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, do đốt nương làm rẫy của người dân tộc thiểu số sống ở miền núi.
Do bom đạn của chiến tranh gây ra cháy rừng hàng loạt.
- Diện tích rừng bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn, đất dốc, vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên dễ gây lũ lụt, xói lỡ, đất dễ bị khô và thoái hoá. Sự phục hồi và tái sinh lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi.
1.3- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học.
- Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái tài nguyên rừng.
- Rừng ngập mặn là nơi cư trú của rất nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá ….và các loài bò sát quý hiếm như cá sấu, kỳ đà, rùa biển. Rừng ngập mặn là nơi cư trú của rất nhiều loài chim.
- Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lỡ, các tác hại của bão lụt.
- Nhiều khu rừng ngập mặn của Việt Nam đang xoá sổ do làm đầm ươm và nuôi tôm.
- Mất rừng ngập mặn là mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn.
- Rừng ngập mặn là nơi cư trú của bò sát, khỉ đặc biệt là chim tụ tập rất đông ở rừng ngập mặn.
- Những người nuôi tôm đã thải nước bẩn có hoá chất độc hại từ các đầm nuôi tôm ra rừng ngặp mặn, làm cho cây chết.
- Môi trường chứa các mầm bệnh này được thải ra các kênh rạch và gây hại cho nhiều động vật khác trong vùng rừng ngặp mặm và vùng biển nông.
1.4- Sức ép dân số:
Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái môi trường sống. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt và các như cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân số đã dẫn đến nạn phá rừng và suy thoái nghiêm trọng về tài nguyên thiên nhiên.
- Sự phát triển của nền công nghiệp thì đòi hỏi phải lấn chiếm đất rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp.
- Tại các nông thôn khi dân số tăng lên thì buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống nên họ phải phá rừng để lấy đất sản xuất.
Khi dân số tăng nhanh không những nhu cầu về việc làm, nhà ở tăng mà bên cạnh đó nhu cầu giải trí, ăn uống…của con người cũng tăng nhiều mà tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu của con người ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm bị cạn kiệt, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng.
1.5- Nghèo đói:
- Sự suy thoái môi trường một phần cũng do sự nghèo đói tác động nên. Đói nghèo đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm tăng sự khan hiếm và suy thoái.
- Vì nghèo đói, thiếu vốn đầu tư, không có đất sản xuất buộc họ phải tàn phá rừng để nuôi sống bản thân và gia đình họ.
- Khi rừng ngày giảm sút về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến hạn hán, lũ lụt, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng.
1.6- Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại:
- Cuộc chiến tranh hoá học chính là nhưng cuộc chiến tranh bằng chất độc da cam mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng và rãi lên đất nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh.
- Với lượng chất độc hoá học mà Hoa Kỳ sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở nước ta đã ngấm và dần phân huỷ trong đất, không những làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm trong một thời gian rất dài.
- Ngoài ra chất độc hoá học còn gây hại cho các sản phẩm ngoài gỗ như dầu nhựa, cây thuốc, song mây và các loại động vật quý hiếm.
1.7- Tập quán du canh du cư:
- Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên.
- Vào mùa khô người dân thường đi sâu vào rừng tìm một khoảnh đất phù hợp, đốt cháy mảnh rừng và đến mùa mưa người dân tra hạt, ươm sắn lợi dụng được nước mưa, chất dinh dưỡng rất cao nên cây trồng cho năng suất cao được 1-2 năm đầu về sau đất bị xói mòn, chất dinh dưỡng giảm xuống năng suất cây trồng giảm. Lúc này người dân bỏ rẫy cũ tìm một mảnh đất mới, lại đốt rừng thành rẫy. Tập quan du canh du cư là một tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, gây thoái hoá đất, mất rừng.
- Du canh du cư chỉ xảy ra ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; trình độ văn hoá thấp, khoa học kỹ thuật lạc hậu kết hợp với vùng núi có địa hình phức tạp nên dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra nghiêm trọng, làm cho đất rừng trở nên bạc màu, trơ sỏi đá, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc.
2- Tác hại của việc mất rừng:
- Giảm khả năng cung cấp lâm sản: Khả năng của rừng hiện tại từ 0,028 - 0,03 m3/ người/ năm chỉ đáp ứng 1/10 mức bình quân. Nhu cầu gỗ củi ngày càng tăng mà khả năng cung cấp của rừng ngày càng giảm làm cho giá gỗ củi tăng cao ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
- ?nh hưởng tới môi trường : Lịch sử thế giới đã ghi nhận những tổn thất nặng nề của nhiều dân tộc do phá hủy mất rừng mà cả dân tộc lâm vào thế suy vong. Nhiều quốc gia do phá rừng mà biến thành sa mạc gây đói và thiếu nước triền miên ở các nước xung quanh.
- Rừng bị phá sẽ mất tác dụng điều tiết nước, điều hòa khí hậu: Đốt phá rừng làm cho khí CO2 tăng, không khí bị ô nhiễm, thời tiết không ổn định, hạn hán kéo dài và trầm trọng hơn ảnh hưởng lớn tới các công trình thủy lợi, thủy điện. Những trận mưa lũ nặng nề hơn, các trận bão mạnh mẽ hơn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống cuả nhân dân, nhất là sản xuất lương thực bị thiếu hụt,
Thiếu nước ngọt
- Mất rừng làm tăng thêm diễn thế đi xuống của các kiểu thảm thực vật rừng: Từ thảm thực vật giàu, nhiều loại cây kinh tế, nếu cháy rừng tái diễn nhiều lần chỉ còn các loài cây chịu lửa, các loại cây có thân ngầm, các loại cỏ tranh lau sậy xuất hiện. Nếu rừng tiếp tục bị cháy sẽ trở thành hoang mạc, rừng bị mất vĩnh viễn.
- Nạn mất rừng còn gây ra những mất mát vô giá mà hiện nay chưa thấy hết được, đó là hệ sinh thái tối ưu của tài nguyên "gen" sinh học mà thiên nhiên đã hình thành qua hàng chục triệu năm phát triển và tiến hóa của rừng.
10 nguyên nhân gây ô nhiễm nhất
Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu, đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng trên thế giới. Sự xếp hạng này nhằm định hướng dư luận chú ý đến những sự việc đang diễn ra hằng ngày nhưng thường bị lãng quên khi đề cập đến các vấn đề bảo vệ khí hậu và môi trường.
10 nguyên nhân đó là:
1. Khai thác vàng thủ công:
Với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai thác thì hít khí độc còn chất thải thủy ngân thì gây ô nhiễm môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
2. Ô nhiễm mặt nước:
Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống và từ 50-150 lít nước để sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Cây trồng và các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước nhiễm độc.
3. Ô nhiễm nước ngầm:
Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ lâu dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn.
4. Ô nhiễm không khí trong căn hộ chật chội:
Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Riêng tại Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam châu Phi, 80% hộ gia đình vẫn phải đun nấu, sưởi ấm theo hình thức này. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí. Không khí bị ô nhiễm không những gây hại đối với người đun nấu, chủ yếu là phụ nữ, mà còn với cả các thành viên khác trong gia đình do điều kiện sống chật chội.
5. Khai khoáng công nghiệp:
Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
6. Các lò nung và chế biến hợp kim:
Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, Nicken, kẽm, bạc, Kobalt, vàng và Kadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nicken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.
7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Urani:
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực Quân sự và Y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác Urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp. Tại những nước sản xuất Urani với khối lượng lớn như Cadắcxtan, Nga, Niger, Namibia, Udơbêkixtan, Ucraina và Trung Quốc, những quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thường không thực hiện nghiêm chỉnh.
8. Nước thải không được xử lý:
Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị:
Khí thải từ xe máy, ôtô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ Ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
10. Sử dụng lại bình ắc quy:
Ắc quy ôtô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
Phần 4:
TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT
1. Tác hại của rác thải sinh hoạt
Hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải tại các khu vực nông thôn.
Tam Phước là một trong những xã điểm của tỉnh Quảng Nam về việc xây dựng mô hình nông thôn mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, hợp tác hoá. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang nảy sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân nơi đây. Thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó... làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ người dân:
Việc thải bừa bãi các loại rác thải khó phân huỷ như bao bì nilon, các loại chai lọ... ra môi trường xung quanh sẽ làm môi trường chật chội, gây mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loại nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
Đặc biệt, túi nilon gây tác hại rất lớn vì khi thải ra môi trường, phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ, sự tồn tại của nó sẽ gây ứ đọng nước thải, tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hoá đất đai, hạn chế sự phát triển của cây trồng...
Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ như các phế phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn thừa, xác súc vật chết... vứt bừa bãi gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.
Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Từ những tác hại đó đặt ra một yêu cầu bức thiết là mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay nhằm tạo ra một môi trường sống trong sạch, bảo vệ sức khoẻ và đời sống của chính mình và mọi người xung quanh.
2. Lợi ích của việc thu gom và xử lý
Rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ:
Ở nước ta, rác thải sinh hoạt sau khi thu gom thường được xử lý bằng hình thức chôn lấp hoặc tập kết vào những bãi rác lộ thiên.Việc này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng:
Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác
Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng cạnh hố chôn rác
Nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp
Các loại túi nilon đựng rác khi chôn không bị phân huỷ, tồn tại rất lâu trong đất gây ra nhiều tác hại.
Từ những hạn chế của việc xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp, hiện nay nước ta đã và đang chú trọng đầu tư những nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; giảm diện tích chôn, chứa rác; đem lại nguồn lợi kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngoài ra, việc tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ có ý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, đây là nguồn phân hữu cơ an toàn bổ sung vào đất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn đang là mục tiêu phấn đấu ở nước ta.
Tuy nhiên nếu rác thải hữu cơ sinh hoạt không được phân loại trực tiếp ngay tại hộ gia đình thì hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:
Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp rất khó và không triệt để, đặc biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng phân hữu cơ sau tái chế.
Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.
3. Mục đích của việc phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình:
Thu gom, phân loại riêng rác thải hữu cơ sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư: sạch, vệ sinh, văn minh
Rác thải hữu cơ được phân loại riêng ngay tại nguồn nhằm tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng phân hữu cơ
Giảm công vận chuyển rác và giảm diện tích chôn lấp rác, hiện đang là vấn đề kinh tế xã hội nổi cộm của nhiều quốc gia.
Góp phần cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
Từ những nguyên nhân trên cho thấy muốn tận dụng rác thải hữu cơ sinh hoạt để sản xuất phân bón cần thiết phải tiến hành thu gom và phân loại rác thải ngay từ hộ gia đình. Muốn vậy điều quan trọng nhất là phải làm cho người dân hiểu được lợi ích và đồng tình hưởng ứng việc phân loại rác thải hữu cơ tại nhà, đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của dự án bởi vì chỉ khi người dân tình nguyện và tự giác phân loại rác thải tại nguồn thì mới hy vọng tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ này để chế biến thành phân hữu cơ.
4. Hiệu quả của dự án “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt thành phân hữu cơ”:
* Về mặt kinh tế-xã hội:
Giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thưởng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)