Bài 61. Luật Bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Hà Văn Tuấn | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 61. Luật Bảo vệ môi trường thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI THẢO LUẬN

Luật & Chính sách Môi trường



“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ”

GV:Đặng Thị Hồng Phương
SV: Hà Văn Tuấn
Lớp :N02




Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề cổ truyền ..., thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.
Hình ảnh 1 số làng nghề Việt Nam
Hàng năm các làng nghề đóng góp cho xuất khẩu khoảng gần 600 triệu USD .
Làng nghề
Lợi ích kinh tế
Vấn đề môi trường???
Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội
+cả nước có 1.450 làng nghề
-đồng bằng sông Hồng (67,3%)
-miền Trung (20,5%)
-miền Nam (12,2%).
Sự phát triển của làng nghề đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương và nâng cao đời sống cho người dân tại các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đang kéo theo ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt ô nhiễm không khí, nước đe doạ đến sức khoẻ của người dân
Thực trạng làng nghề VN:
Hiện nay hầu hết các làng nghề đều vi phạm Luật Bảo vệ môi trường :
+Kết luận mới đây của Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an cho thấy, hơn 90% làng nghề vi phạm.
+Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các làng nghề chủ yếu ở khâu xử lý nước thải, chất thải; không có bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1 số ví dụ về ô nhiễm làng nghề VN
Làng bún Phú Đô:


Xả nước, rác thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông ngòi gây ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra ở làng bún Phú Đô, mà hầu hết các làng nghề, nhất là ở phía Bắc, nơi chiếm tới hơn 60% tổng số làng nghề trong cả nước.






















Chất thải đổ thẳng xuống kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước
Làng nghề Đông Mai ô nhiễm môi trường trầm trọng
+Nguồn nước:hàm lượng chì thải ra ở Đông Mai quá lớn, trong nguồn nước, mức trung bình là 0,77mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,7-15 lần. Ở nơi ao hồ đãi và đổ xỉ, hàm lượng là 3,278mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 32-65 lần.
+Thực vật:bèo tích luỹ tới 430,35 mg/kg; rau muống từ 168,15-430,35 mg/kg.
+Trong đất, hàm lượng chì trung bình là 398,72 mg/kg.
+Trong không khí, từ 26,332 mg/m3 - 46,414 mg/m3, gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép...

+Con người:
Phân tích từ cơ thể những người bị nhiễm độc chì, hàm lượng chì trong nước tiểu từ 0,25 -0,56 mg/l; trong máu 135 mg/l, vượt 1,5 lần mức cho phép.

Do nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, có thời kỳ cả thôn Đông Mai có hơn 50% số người bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc bệnh đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu.



Theo Quyết định 64-2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2007 làng nghề này phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện di dời ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nhưng đã qua 2 năm mọi việc vẫn chưa hề nhúc nhích.

Với nhiều lý do, đến nay các hộ dân Đông Mai vẫn chưa thể sản xuất tại nơi đã quy hoạch mà vẫn tiếp tục nấu chì ngay tại nhà, thải độc hại ngột ngạt như cũ.




Với 61 làng nghề, Bắc Ninh chỉ đứng sau Hà Tây về tốc độ phát triển kinh tế làng nghề. Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005, cả không khí, tiếng ồn, nước, chất thải rắn và đất đều ô nhiễm nặng.
Ô nhiễm làng nghề ở Bắc Ninh
Làng nghề Phúc Lâm(giết mổ trâu bò)
Hầu hết chất thải của làng nghề này đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh như ao, hồ, nơi công cộng và xuống sông Cầu.







Nín thở đi qua làng
Nghề giết mổ trâu bò
Ví dụ về thống kê tác hại do ô nhiễm làng nghề mang lại:
*Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

ý thức của các hộ sản xuất trong việc tuân thủ pháp luật chưa tốt
Nhận thức của chính lãnh đạo xã, phường có làng nghề chưa cao, chưa khuyến khích, đôn đốc người dân  thực thi Luật
Do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải.
Chi phí xây dựng khu xử lý nước thải, chất thải theo quy định Luật Bảo vệ môi trường vượt quá khả năng...

1 số văn bản pháp luật về môi trường và những tồn tại:
Luật Bảo vệ môi trường làng nghề
Luật BVMT năm 2005 đã có quy định tại Điều 38 về BVMT làng nghề và các điều khoản khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn nhưng cũng chưa có các quy định cụ thể về việc các làng nghề (được pháp lý hoá) phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, phải có các biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải...
Nghị định 80/2006/NĐ -CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
Nghị định 21/2008/NĐ-Cp về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80, mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT (đối với các dự án đầu tư cơ sở mới) hoặc phải lập đề án BVMT (đối với các cơ sở đang hoạt động).
Nghị định 81/2006-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

Trên thực tế:
trên thực tế không có hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào trong làng nghề hiện nay sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường tuy mức độ có khác nhau.
Hầu như các hộ sản xuất trong các làng nghề vì nhiều lý do khác nhau mà không có báo cáo tác động môi trường hay đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đến nay, hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề theo từng đặc thù của nó. Ư
Cho đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn thực hiện các nội dung về BVMT làng nghề của Luật BVMT 2005

Để giải quyết ô nhiễm môi trường gắn với việc đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Giải pháp về chính trị
(luật và chính sách)
Kinh tế?
Khoa học công nghệ
Tuyên truyền, giáo dục
Năm định hướng để giải quyết thực trạng:
+Các cấp quản lý TƯ cần tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ MTLN.

+Các cấp quản lý địa phương chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
+Các bộ, ngành tập trung thực hiện, áp dụng đồng bộ các giải pháp khuyến khích và các giải pháp hạn chế nghiêm cấm

+ Hộ sản xuất, doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và sớm loại bỏ công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Cộng đồng cần tăng cường các hình thức tham gia, hỗ trợ trực tiếp cho cơ quan quản lý môi trường địa phương để bảo vệ MTLN.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, cần phải xây dựng quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường, giáo dục nâng cao hiểu biết cho người dân làng nghề để họ nhận thức thấy cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường đắt gấp nhiều lần so với lợi nhuận kinh tế đem lại .
Giải bài toán ô nhiễm ở các làng nghề?


+

=



Phát triển kinh tế
làng nghề
Bảo vệ môi trường
Phát triển bền vững
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)