Bài 6. Lực - Hai lực cân bằng

Chia sẻ bởi Ngoc Thanh | Ngày 26/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Lực - Hai lực cân bằng thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

? Như thế nào là khối lượng của một vật.
Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi, .v.v. chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi, v.v. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
? Đơn vị của khối lượng là gì.
Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg).
? Người ta dùng gì để đo khối lượng.
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
BT.5.2: Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. Số đó cho biết điều gì? Khi hết sữa, em rửa sạch hộp, lau khô rồi đổ đầy gạo đến tận miệng hộp.
Em hãy tìm cách đo chính xác xem được bao nhiêu gạo? Lượng gạo đó lớn hơn, nhỏ hơn, hay đúng bằng 397g?
Số 397g chỉ khối lượng của sữa trong hộp. Một miệng bơ gạo chứa khoảng từ 240g đến 260g gạo.
Bài 6:
LỰC
HAI LỰC CÂN BẰNG
Trong hai người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ?
Bài 6: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
Bài 6: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
I. LỰC:
1. Thí nghiệm:
a/ Bố trí thí nghiệm như ở hình 6.1.
C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra.
C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.
Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn.
1. Thí nghiệm:
b/ Bố trí thí nghiệm như hình 6.2.
C3: Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
1. Thí nghiệm:
c/ Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (H.6.3).
C4: Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Lò xo lá tròn đã bị ép đã tác dụng vào xe lăn một ....... lúc đó tay ta thông qua xe lăn đã tác dụng lên lò xo lá tròn một ..... Làm cho lò xo bị méo đi.
lực hút
lực đẩy
lực kéo
lực ép
b/ Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một ....... Lúc đó tay ta thông qua xe lăn đã tác dụng lên lò xo một ........ Làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c/ Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một .......
(1)
(2)
lực kéo
lực hút
lực ép
lực kéo
lực đẩy
(5)
(4)
(3)
2. Rút ra kết luận:
Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC:
Làm lại các thí nghiệm ở hình 6.1 và 6.2.
- Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến cái cọc (tức là hướng từ trái sang phải).
- Lực do lò xo lá tròn ở hình 6.1 tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
Vậy mỗi vật có phương và chiều xác định.
C5: Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tácdụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3.
Lực do nam châm ở hình 6.3 tác dụng lên quả nặng có phương gần song song với mặt bàn và có chiều hướng đến cái cọc.
III. HAI LỰC CÂN BẰNG:
C6: Quan sát hình 6.4. Đoán xem: sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh như nhau?
Nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động về phía bên trái, nếu đội kéo co bên phải mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển đọng về phía bên phải và nếu hai đội mạnh như nhau thì sợi dây sẽ đứng yên.
C7: Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi đây.
Hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây có phương nằm ngang và có chiều hướng về hai đội.
C8: Dùng các từ thích hợp trong khung để điền vào các chỗ trống sau:
a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực ......... Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ......
b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có ..... hướng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng ....... nhưng ngược ....
- phương
- chiều
- cân bằng
- đứng yên
(1)
(3)
(4)
(5)
chiều
đứng yên
cân bằng
chiều
phương
(2)
IV. VẬN DỤNG:
C9: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Gió tác dụng vào buồm một ...
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một .....
? Lực là gì.
? Tác dụng đẩy , kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
? Như thế nào gọi là hai lực cân bằng.
?Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đúng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Nhắc nhỡ:
- Về nhà học bài và đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm C10 và BT 6.1, 6.2,6.3, 6.4 trong SBT.
- Xem trước bài 7: "Tìm Hiểu Kết Quả Tác Dụng Của Lực".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)