Bài 6. Học gõ mười ngón

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tú Mai | Ngày 14/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Học gõ mười ngón thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 6:

Ngày soạn: 25/9/2016
Ngày dạy: 28/9/2016
Tiết KHDH: 11

Bài 6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (t1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được cấu trúc khu vực chính của bàn phím, biết lợi ích của việc gõ văn bản bằng mười ngón.
2. Kỹ năng:
- Xác định được vị trí các phím trên hàng phím.
- Phân biệt được các phím soạn thảo và các phím khác.
- Ngồi đúng tư thế khi thực hiện gõ các phím trên bàn phím.
3. Thái độ: Có tinh thần học hỏi cao, nghiêm túc, trật tự.
4. Nội dung trọng tâm: HS biết được cấu trúc khu vực chính của bàn phím, biết lợi ích của việc gõ văn bản bằng mười ngón
5. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
H: Nêu các thao tác chính với chuột. So sánh thao tác di chuyển và kéo thả chuột. (10 điểm)
TL: - Nêu các thao tác chính với chuột: 5 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm
* Di chuyển chuột. * Nháy đúp chuột.
* Nháy chuột. * Kéo thả chuột.
* Nháy nút phải chuột.
- So sánh thao tác di chuyển và kéo thả chuột: 5 điểm - mỗi ý đúng 2.5 điểm
* Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng (không nhấn bất cứ nút chuột nào).
* Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết thúc thao tác.
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
b. Triển khai bài:
Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Năng lực hình thành

Hoạt động 1: (14’) Bàn phím máy tính

1. Bàn phím máy tính









Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím:
Hàng 1: Hàng phím số.
Hàng 2: Hàng phím trên.
Hàng 3: Hàng phím cơ sở.
Hàng 4: Hàng phím dưới.
Hàng 5: Hàng phím chứa phím cách (Spacebar).
A, S, D, F, J, K, L gọi là các phím xuất phát

* Các phím chức năng như các phím F1, F2,...,F12.
* Các phím điều khiển, phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Shift, Alt, Caps Lock, Tab, Enter và Backspace



GV: Các em quan sát khu vực chính của bàn phím trên màn hình và cho cô biết có mấy hàng phím?
GV: Nhận xét và hiển thị trên màn hình quy ước đặt tên của các hàng phím.
GV: Các em hãy quan sát hàng phím cơ sở trên bàn phím và chỉ ra cho cô hai phím có sự khác biệt về cấu tạo so với tất cả các phím khác?
GV: Đây là hai phím đánh dấu vị trí đặt hai ngón tay trỏ. Các em xem hình vẽ. Các ngón tay còn lại đặt lên các phím tương ứng cạnh hai phím này như hình vẽ. Tám phím trên hàng phím cơ sở này : A, S, D, F, J, K, L gọi là các phím xuất phát
GV: Ngoài ra còn có các phím khác:
* Các phím chức năng như các phím F1, F2,...,F12.
* Các phím điều khiển, phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Shift, Alt, Caps Lock, Tab, Enter và Backspace.
?: Vậy em nào có thể cho biết sự khác khi ta gõ các phím soạn thảo với khi ta gõ các phím chức năng hay phím điều khiển?



GV nhận xét và bổ sung câu trả lời.


HS: Có 5 hàng phím trong khu vực chính của bàn phím

HS: Quan sát, ghi bài.



HS: Đó là 2 phím J và F, vì có gai





HS: Lắng nghe, ghi chép











* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Mai
Dung lượng: 173,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)