Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Giảng |
Ngày 23/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
đơn chất và hợp chất - phân tử
I. Đơn chất
Cho một số ví dụ về chất?
Cho các chất: Al, H2O, H2, O2, C, NaCl. Có nhận xét gì về các chất đó?
Biết rằng Al, C, H2, O2 là đơn chất. Vậy đơn chất là gì?
Có nhận xét gì về tên đơn chất?
- Đơn chất là chất được tạo nên từ các nguyên tố hoá học tương ứng (phân tử có cùng một loại nguyên tử).
- Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố.
- Một số đơn chất không trùng với tên nguyên tố như: ozon (O3), kim cương (C),...
Cho các đơn chất: Lưu huỳnh, photpho, nhôm, sắt. Cho biết sự khác nhau giữa các đơn chất trên?
Phân loại: đơn chất có hai loại
Kim loại: - Có ánh kim
- Dẫn nhiệt, dẫn điện
Phi kim: - Không có ánh kim
- Không dẫn nhiệt và dẫn điện.
Có những cách viết sau: C, N2, O2, N, Cl, O, Na.
a) Cách viết nào biểu thị đơn chất?
b) Cách viết nào biểu thị đồng thời nguyên tố hoá học và đơn chất?
Đáp án: a) C, N2, O2, Na.
b) C, Na.
Đáp án đúng: B
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D chỉ dãy chất nào dưới đây gồm toàn kim loại.
A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc.
B. Sắt, chì, kẽm, thuỷ ngân.
C. Oxi, kẽm, cacbon, lưuhuỳnh.
D. Sắt, vàng, chì, cacbon.
Đặc điểm cấu tạo: (xem mô phỏng)
Đơn chất kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
Đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
II. Hợp chất
Cho các chất: H2SO4, HCl, MgO
Rút ra nhận xét về thành phần các chất trên?
Biết rằng H2SO4, HCl, MgO, CH4, C2H5OH là hợp chất. Vậy hợp chất là gì? Dựa vào đâu để phân loại hợp chất?
Hợp chất là chất được tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.
Dựa vào thành phần phân tử và các nguyên tố trong hợp chất chia thành 2 loại:
+ Hợp chất vô cơ: H2SO4, HCl, MgO
+ Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H5OH
Cho các hợp chất: CO2, H2SO4, MgCO3, CH3Cl, CH3OH. Cho biết chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?
Đáp án:
+ Hợp chất vô cơ: H2SO4, MgCO3, CO2.
+ Hợp chất hữu cơ: CH3Cl, CH3OH
Lưu ý: các hợp chất chứa cacbon (trừ CO, CO2, các muối cacbonat) đều là các hợp chất hữu cơ.
Đặc điểm cấu tạo: (xem mô phỏng)
Trong hợp chất: nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
" Khí hiđro, khí oxi và khí clo là những..đều tạo nên từ một . Nước, muối ăn (natri clorua), axit clohiđric là những.đều tạo nên từ hai. Trong thành phần hoá học của nước và axit clohiđric đều có chung một.., còn của muối ăn và axit clohiđric lại có chung một .."
Có những cách viết sau: O, N2, Cl, O2, CaO, H2O, Ca.
a) Cách viết nào biểu thị đơn chất?
b) Cách viết nào biểu thị hợp chất?
Đáp án:
a) Ca, N2, H2.
b) H2O, CaO.
III. Phân tử
Hãy quan sát hình mô phỏng
Rút ra nhận xét về sự tạo thành các phân tử?
1. Định nghĩa
Nhận xét:
Khí hiđro và khí oxi có hạt hợp thành đều gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
Nước có hạt hợp thành gồm 2 H và 1 O.
Hãy quan sát hình mô phỏng (hình 1.13).
Rút ra nhận xét về sự tạo thành phân tử muối ăn?
Cho biết các hạt hợp thành của mỗi chất có đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng không? Cho ví dụ?
Nhận xét:
- Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1 Na liên kết với 1 Cl.
- Các hạt hợp thành của mỗi chất đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng.
Ví dụ: các hạt hợp thành của nước đều có tỉ lệ số nguyên tử H và O là 2:1 và có hình gấp khúc.
Lưu ý: các hạt giống nhau có tính chất hoá học giống nhau. Đó chính là tính chất hoá học của chất, là đại diện cho chất về mặt hoá học và được gọi là phân tử.
Vậy phân tử là gì?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Đặc biệt: Với đơn chất kim loại và một số phi kim thì nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử phân tử.
Ví dụ: đồng, cacbon, nhôm,.
Cho biết trong các cách viết sau về phân tử, cách viết nào đúng: Na, Cu2, O, 2H, Na2Cl, H2O.
Đáp án: Na, H2O
Cho biết nguyên tử khối của: C, N, O, Na, Cl.
Dựa vào các chất: O2, H2O, CO2, NaCl. Xác định phân tử khối của các chất trên? Rút ra khái niệm về phân tử khối?
2. Phân tử khối
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
Lưu ý: Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Tính phân tử khối của các chất: H2SO4, NaHCO3, Cu(OH)2?
Đáp án: 98 đvC, 84 đvC, 98 đvC
IV. Trạng thái của chất
Hãy quan sát hình mô phỏng (hình 1.14: a, b, c).
Rút ra nhận xét về sắp xếp giữa các hạt trong phân tử ở các trạng thái khác nhau?
Nhận xét
- Trạng thái rắn: các hạt sắp xếp khít nhau.
Trạng thái lỏng: các hạt ở gần sát nhau.
Trạng thái khí: các hạt ở rất xa nhau.
Khi đun nóng nước lỏng quan sát thấy thể tích nước tăng lên một chút.
+ Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.
+ Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.
Bạn nào đúng? Vì sao?
Đáp án
Bạn thứ hai đúng (vì giữa các phân tử luôn có khoảng cách hay đúng hơn là khoảng trống. Khi đun nóng, nhiệt độ tăng thì khoảng trống tăng theo).
I. Đơn chất
Cho một số ví dụ về chất?
Cho các chất: Al, H2O, H2, O2, C, NaCl. Có nhận xét gì về các chất đó?
Biết rằng Al, C, H2, O2 là đơn chất. Vậy đơn chất là gì?
Có nhận xét gì về tên đơn chất?
- Đơn chất là chất được tạo nên từ các nguyên tố hoá học tương ứng (phân tử có cùng một loại nguyên tử).
- Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố.
- Một số đơn chất không trùng với tên nguyên tố như: ozon (O3), kim cương (C),...
Cho các đơn chất: Lưu huỳnh, photpho, nhôm, sắt. Cho biết sự khác nhau giữa các đơn chất trên?
Phân loại: đơn chất có hai loại
Kim loại: - Có ánh kim
- Dẫn nhiệt, dẫn điện
Phi kim: - Không có ánh kim
- Không dẫn nhiệt và dẫn điện.
Có những cách viết sau: C, N2, O2, N, Cl, O, Na.
a) Cách viết nào biểu thị đơn chất?
b) Cách viết nào biểu thị đồng thời nguyên tố hoá học và đơn chất?
Đáp án: a) C, N2, O2, Na.
b) C, Na.
Đáp án đúng: B
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D chỉ dãy chất nào dưới đây gồm toàn kim loại.
A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc.
B. Sắt, chì, kẽm, thuỷ ngân.
C. Oxi, kẽm, cacbon, lưuhuỳnh.
D. Sắt, vàng, chì, cacbon.
Đặc điểm cấu tạo: (xem mô phỏng)
Đơn chất kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
Đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
II. Hợp chất
Cho các chất: H2SO4, HCl, MgO
Rút ra nhận xét về thành phần các chất trên?
Biết rằng H2SO4, HCl, MgO, CH4, C2H5OH là hợp chất. Vậy hợp chất là gì? Dựa vào đâu để phân loại hợp chất?
Hợp chất là chất được tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.
Dựa vào thành phần phân tử và các nguyên tố trong hợp chất chia thành 2 loại:
+ Hợp chất vô cơ: H2SO4, HCl, MgO
+ Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H5OH
Cho các hợp chất: CO2, H2SO4, MgCO3, CH3Cl, CH3OH. Cho biết chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?
Đáp án:
+ Hợp chất vô cơ: H2SO4, MgCO3, CO2.
+ Hợp chất hữu cơ: CH3Cl, CH3OH
Lưu ý: các hợp chất chứa cacbon (trừ CO, CO2, các muối cacbonat) đều là các hợp chất hữu cơ.
Đặc điểm cấu tạo: (xem mô phỏng)
Trong hợp chất: nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
" Khí hiđro, khí oxi và khí clo là những..đều tạo nên từ một . Nước, muối ăn (natri clorua), axit clohiđric là những.đều tạo nên từ hai. Trong thành phần hoá học của nước và axit clohiđric đều có chung một.., còn của muối ăn và axit clohiđric lại có chung một .."
Có những cách viết sau: O, N2, Cl, O2, CaO, H2O, Ca.
a) Cách viết nào biểu thị đơn chất?
b) Cách viết nào biểu thị hợp chất?
Đáp án:
a) Ca, N2, H2.
b) H2O, CaO.
III. Phân tử
Hãy quan sát hình mô phỏng
Rút ra nhận xét về sự tạo thành các phân tử?
1. Định nghĩa
Nhận xét:
Khí hiđro và khí oxi có hạt hợp thành đều gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
Nước có hạt hợp thành gồm 2 H và 1 O.
Hãy quan sát hình mô phỏng (hình 1.13).
Rút ra nhận xét về sự tạo thành phân tử muối ăn?
Cho biết các hạt hợp thành của mỗi chất có đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng không? Cho ví dụ?
Nhận xét:
- Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1 Na liên kết với 1 Cl.
- Các hạt hợp thành của mỗi chất đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng.
Ví dụ: các hạt hợp thành của nước đều có tỉ lệ số nguyên tử H và O là 2:1 và có hình gấp khúc.
Lưu ý: các hạt giống nhau có tính chất hoá học giống nhau. Đó chính là tính chất hoá học của chất, là đại diện cho chất về mặt hoá học và được gọi là phân tử.
Vậy phân tử là gì?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Đặc biệt: Với đơn chất kim loại và một số phi kim thì nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử phân tử.
Ví dụ: đồng, cacbon, nhôm,.
Cho biết trong các cách viết sau về phân tử, cách viết nào đúng: Na, Cu2, O, 2H, Na2Cl, H2O.
Đáp án: Na, H2O
Cho biết nguyên tử khối của: C, N, O, Na, Cl.
Dựa vào các chất: O2, H2O, CO2, NaCl. Xác định phân tử khối của các chất trên? Rút ra khái niệm về phân tử khối?
2. Phân tử khối
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
Lưu ý: Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Tính phân tử khối của các chất: H2SO4, NaHCO3, Cu(OH)2?
Đáp án: 98 đvC, 84 đvC, 98 đvC
IV. Trạng thái của chất
Hãy quan sát hình mô phỏng (hình 1.14: a, b, c).
Rút ra nhận xét về sắp xếp giữa các hạt trong phân tử ở các trạng thái khác nhau?
Nhận xét
- Trạng thái rắn: các hạt sắp xếp khít nhau.
Trạng thái lỏng: các hạt ở gần sát nhau.
Trạng thái khí: các hạt ở rất xa nhau.
Khi đun nóng nước lỏng quan sát thấy thể tích nước tăng lên một chút.
+ Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.
+ Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.
Bạn nào đúng? Vì sao?
Đáp án
Bạn thứ hai đúng (vì giữa các phân tử luôn có khoảng cách hay đúng hơn là khoảng trống. Khi đun nóng, nhiệt độ tăng thì khoảng trống tăng theo).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Giảng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)